Tác phẩm đá

Tác phẩm đá "Tình mẫu tử" được ông Sử nâng niu, chăm chút để chuẩn bị triển lãm nhân dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.

(HBĐT) - Sau khi hoàn thành nghĩa vụ của một công chức về nghỉ hưu (năm 1995), ông Nguyễn Ngọc Sử ở thị trấn Lương sơn bắt tay vào việc sưu tầm, nghiên cứu, phát triển nghề sinh vật cảnh. Ông đã thổi hồn vào dáng cây, thế đá vô tri để làm đẹp cho đời.

 

Ông là Nguyễn Ngọc Sử là hội viên tiêu biểu của Hội Sinh vật cảnh huyện Lương Sơn. Ngoài 60 tuổi, ông vẫn hết sức nhanh nhẹn, tuy vóc dáng hơi có phần lam lũ. Chỉ khi trò chuyện, nghe ông chia sẻ về nghề nghiệp mới thấy ở ông có một tâm hồn bay bổng, nuôi dưỡng một niềm đam mê mãnh liệt. Ông đã dành thời gian  đi khắp nơi để sưu tầm những hòn đá mang dáng dấp nghệ thuật. Ông tưởng tượng ra hòn đá ấy mang hình ảnh của một người mẹ, hay hình dáng của một con chim, con gà, hay hang động... rồi mang về vườn nhà sắp xếp theo ý đồ và chọn những cái tên mĩ miều, đặc tả để đặt cho mỗi tác phẩm.

 

Hướng về thiên nhiên và yêu thích những cái tự nhiên ông không bao giờ đưa về nhà mình một tác phẩm bằng đá đã được con người gọt, đẽo, mà tất cả phải là nguyên bản như vốn có. Ông tìm mua những tác phẩm ấy chủ yếu là để trưng bày trong nhà, trong vườn chứ ít khi đem bán. Bởi với ông, những tác phẩm bằng đá này luôn vô giá vì nó còn quý hơn đồ cổ.

 

Ngồi trong khoảng sân vườn ken đặc cây, đá cảnh, ông say sưa giới thiệu những tác phẩm mà mình tâm đắc: Này là "Kỳ nham cổ mẫu" - người mẹ bằng đá, kia là " Thạch động thôn vân"- Động đá nuốt mây, còn đây là" Kim kê đặc cách" - một con gà cổ... Những tác phẩm đá ấy là niềm từ hào của ông và ông đã đưa đi trưng bày tại Festivan sinh vật cảnh ở nhiều nơi như: Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây (cũ), thành phố Hồ Chí Minh... đã từng nghe không ít lời trầm trồ, xuýt xoa và mặc cả với giá cực hời, nhưng cuối cùng những tác phẩm ấy vẫn được đưa về nhà nguyên vẹn, mãi mãi ở bên ông.

 

Với cây cảnh, ông mặc sức thả hồn để tạo dáng, tạo thế rồi đặt tên và trưng bày cho mọi người cùng được thưởng thức. Có những cây khi được mua về trơ trụi, hay xum xuê cành lá, nếu là người bình thường thì khi ngắm nghía không để lại ấn tượng gì. Thế nhưng bằng đôi tay khéo léo với con mắt nhà nghề, cộng với óc sáng tạo, ông cắt tỉa, uốn thế cho thành những kiệt tác nghệ thuật. Nào là cây đa trụi thế “tản vân”, cây lộc vừng “ngũ phúc”, cây xanh “dáng trực”, cây si “ dáng long”, cây tùng  “quần thụ”...

 

Trong khuôn viên vườn nhà rộng khoảng 1.800 m2 ông có hơn 1.000 cây cảnh các loại. Nơi trưng bày, giới thiệu sản phẩm lại là khuôn viên rộng 600m2 trước cổng UBND huyện Lương Sơn. Ở đây ông có khoảng 300 tác phẩm cả cây và đá đã được tạo dáng, tạo thế. Hàng ngày ông chăm sóc và ngắm nhìn khu vườn với những tác phẩm nghệ thuật tự bàn tay, khối óc mình sáng tạo nên ông vui lắm. Ông cũng làm kinh tế, nhưng không quá phụ thuộc vào áp lực của đồng tiền. Ví như hiện tại, trong vườn nhà ông có cây cảnh khách đã trả đến 500 triệu đồng ông vẫn không muốn bán. Chưa bán không phải là chưa được giá mà đó là tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao ông muốn để dành trưng bày cho nhiều người cùng thưởng thức. Ông cho rằng, người làm nghệ thuật là những người phải luôn luôn sáng tạo và có đức hy sinh. Có như vậy mới tạo ra được những tác phẩm "độc nhất vô nhị" mà đó là điểm rất cần đối với nghề sinh vật cảnh.

 

Ông “bật mí”, sang năm mới sẽ đưa những tác phẩm nghệ thuật trong đó có 2 cây lộc vừng và 3 tác phẩm bằng đá đi trưng bày tại Festivan sinh vật cảnh Hà Nội chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. Ngay lúc này, ông đã dành từng giờ, từng phút để chăm chút cho những đứa con tinh thần của mình chờ "khoe" với công chúng đất Hà thành và du khách thập phương.

          

Tết đến, xuân về cùng với trăm hoa đua nở, vườn cây cảnh của ông cũng nảy lộc đâm chồi tràn trề sức sống. Dù không kể nhiều về cuộc sống, về công việc của mình, nhưng vườn cây cảnh đã thay ông nói lên những tâm tư, ước muốn của người chủ nhân hết lòng vì nghệ thuật. Ông muốn gửi gắm những tác phẩm của mình đến với mọi người, mọi nhà các cơ quan, trường học và cả chốn chùa chiền... để ngày càng nhiều người biết đến thương hiệu  "cây ông Sử" - người làm đẹp cho đời bằng thế cây, dáng đá.

 

                                                                                Thuý Hằng

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục