Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam (phải) và nhà thơ Trần Đăng Khoa tại cuộc họp báo về Hội nghị Quốc tế giới thiệu Văn học Việt Nam ra nước ngoài.

Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam (phải) và nhà thơ Trần Đăng Khoa tại cuộc họp báo về Hội nghị Quốc tế giới thiệu Văn học Việt Nam ra nước ngoài.

Sau 7 năm, Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam (VN) ra nước ngoài lần thứ hai do Hội Nhà văn tổ chức (diễn ra từ ngày 5 - 10/1/2010) thu hút sự tham gia của 108 nhà văn, dịch giả, 8 NXB của 32 nước được coi là cuộc gặp gỡ quy mô, tầm vóc lớn, ngang tầm yêu cầu thời đại mới.

Không chỉ là cuộc quảng bá văn học, hội nghị lần này có ý nghĩa về nhiều mặt. Theo nhà thơ Hữu Thỉnh, giao lưu văn học là một bộ phận quan trọng trong xu thế hội nhập quốc tế. Thế giới đến VN được mô tả là tấp nập và đa dạng nhưng VN ra thế giới còn ít ỏi và chậm chạp. Ngoài những khó khăn về địa lý và ngôn ngữ còn có khó khăn về tổ chức và kinh nghiệm. Đã đến lúc phải đặt vấn đề giới thiệu văn học VN với bạn bè quốc tế một cách có hệ thống, trên một tầm nhìn mới, với tư thế chủ động và tích cực. "Quan trọng hàng đầu là cung cấp thông tin", ông nhấn mạnh.

Thành phần khách mời khoảng 300 người, ngoài những dịch giả trong và ngoài nước đã có công lao, thành tựu góp phần giới thiệu văn học VN ra nước ngoài, còn có những nhà văn đã có nhiều năm gắn bó với VN, một số nhà xuất bản trong và ngoài nước, đại sứ quán, tùy viên văn hóa các nước tại Hà Nội, tùy viên văn hóa Đại sứ quán VN tại một số nước lớn, các cơ quan báo chí, xuất bản trong nước và một số hãng thông tấn báo chí... Đại biểu chia thành 4 nhóm: Văn học cổ điển VN; Văn xuôi VN hiện đại; Thơ VN hiện đại và cuộc gặp gỡ giữa các dịch giả (trong nước và nước ngoài) với nhà văn trẻ VN.

Hội nghị sẽ giúp cho các dịch giả, các nhà nghiên cứu, các nhà xuất bản nước ngoài hiểu được lịch sử, giá trị và bề dày của văn học VN, làm cơ sở cho việc tiếp cận, lựa chọn tác giả, tác phẩm, xây dựng kế hoạch giới thiệu văn học VN với bạn bè quốc tế; Thông qua việc đẩy mạnh công tác quảng bá văn học giúp cho nhân dân thế giới hiểu rõ lịch sử, con người, văn hóa VN, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của thế giới với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta; Tập hợp, đoàn kết đội ngũ dịch giả văn học VN trong và ngoài nước, giúp họ có cái nhìn toàn diện, đúng đắn về diện mạo văn học VN, chọn giới thiệu được những tác phẩm tiêu biểu của VN ra thế giới. Đây là một khâu đột phá quan trọng góp phần đẩy mạnh giao lưu văn học và ngoại giao văn hóa; góp phần đẩy mạnh các hoạt động kinh tế, xã hội, kích thích đầu tư, du lịch, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa VN và nhân dân các nước.

Không chỉ Hội nghị Quốc tế giới thiệu văn học VN, những giao lưu thu hút bạn bè quốc tế đến VN đều trở thành cơ hội quan trọng để quảng bá hình ảnh về đất nước và con người VN một cách hiệu quả, đặc biệt là các liên hoan hay hội nghị liên quan đến văn hóa như: Liên hoan sân khấu thử nghiệm quốc tế (2 lần), Liên hoan múa rối quốc tế hay các liên hoan âm nhạc quốc tế. Giới điện ảnh cũng rục rịch tổ chức Liên hoan phim quốc tế tại VN... Những cuộc "cọ xát" nghề nghiệp này không chỉ đem đến nhiều bài học nghề nghiệp quý giá cho giới nghệ sĩ trong nước mà còn mở mang cho khán giả góc nhìn mới về văn hóa.

Để tổ chức các sự kiện quốc tế về văn hóa, ngoài vấn đề tài chính thì bản thân lĩnh vực chuyên môn gắn với liên hoan hay hội nghị đó, phía ta đã đủ mạnh, đủ uy tín để thu hút nhiều bạn bè quốc tế đến dự. Tuy nhiên, từ thực tế Liên hoan phim VN 16, dù các đơn vị tổ chức đã nỗ lực trong điều kiện kinh phí ít ỏi vẫn bộc lộ không ít khiếm khuyết trong công tác tổ chức, mặc dù cơ sở hạ tầng của ta không đến mức thiếu thốn cho các sự kiện quốc tế. Điều đáng nói là các liên hoan hay hội nghị quốc tế như vậy phải nằm trong các dự án dài hơi, có mục tiêu và phương án rõ ràng, cùng với ê-kíp thực hiện chuyên nghiệp, tranh thủ được sự ủng hộ của nhiều tổ chức trong và ngoài nước, để thành công của kỳ cuộc này tạo tiền đề cho kỳ cuộc sau.

                                                                                     Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Khai mạc những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 3/5, tại Hà Nội, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ khai mạc "Những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục