"Những đứa con của các chiến sĩ biệt động" phản ánh cuộc sống thế hệ con của các chiến sĩ biệt động năm nào, cũng là để đánh thức niềm tự hào, tri ân với thế hệ đã hy sinh cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

 

"Biệt động Sài Gòn" (đạo diễn Long Vân) là bộ phim đầu tiên của điện ảnh Việt Nam tái hiện cuộc đấu trí căng thẳng của các chiến sĩ biệt động năm nào, đã làm nên tên tuổi cho hàng loạt diễn viên.

Sau 1/4 thế kỷ, dư âm của bộ phim vẫn đọng lại và đó là lý do để đạo diễn Long Vân tiếp tục bắt tay vào bộ phim có độ dài khoảng 120 tập "Những đứa con của các chiến sĩ biệt động" (Hãng phim truyền hình TP HCM phối hợp với Hãng phim Nhất Phương) dự kiến sẽ ra mắt vào dịp kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 – 19/8/2010).

"Những đứa con của các chiến sĩ biệt động" phản ánh cuộc sống thế hệ con của các chiến sĩ biệt động năm nào, cũng là để đánh thức niềm tự hào, tri ân với thế hệ đã hy sinh cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Sau hơn 30 năm chiến tranh kết thúc, đã có một lớp chiến sĩ Công an tiếp nối sự nghiệp bảo vệ an ninh của cha anh trên các lĩnh vực: chống tội phạm hình sự, chống tội phạm xâm nhập đặc biệt và chống tội phạm kinh tế.

Đạo diễn Long Vân, nhà văn Hoàng Hà và Hoa hậu Vân Anh trao đổi về hồi ký "Bồ câu trắng".

Trên mặt trận cam go này, đã có những người bị sa ngã vì đồng tiền, nhưng vẫn có những tấm gương tiếp tục giữ vững truyền thống cao đẹp của cha anh, khẳng định phẩm chất sáng ngời của chiến sĩ Công an. Một trong những người đó là Minh Thư - nữ chiến sĩ An ninh, Công an TP HCM và là cháu ruột của ni cô Huyền Trang, chiến sĩ biệt động năm xưa đã hy sinh.

Là một trinh sát có khả năng, cô nhận nhiệm vụ vào vai một cô gái ăn chơi, sa đọa để thâm nhập hang ổ của bọn tội phạm, cùng đồng đội điều tra phá án. Mặt trận đấu tranh chống tội phạm cũng vô cùng cam go, khốc liệt không kém gì thời chiến... Song, với bản lĩnh và phẩm chất của một chiến sĩ Công an, sự mưu trí, dũng cảm và luôn tận tâm với công việc, cô đã vượt lên tất cả để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Nhưng trong một lần truy bắt tội phạm, cô đã anh dũng hy sinh ngay trước ngày cưới của mình, để lại trong trái tim đồng đội nỗi đau thương tiếc với cả niềm tự hào. Sự hy sinh của cô cũng chính là sự hy sinh thầm lặng và cao quí của bao chiến sĩ Công an trên mặt trận gìn giữ an ninh…

Đạo diễn Long Vân cho biết, Minh Thư là một nhân vật khá toàn diện: xinh đẹp, thông minh và giỏi võ thuật, đòi hỏi diễn viên phải có nhiều tố chất riêng để có thể thể hiện thành công nhân vật một chiến sĩ An ninh với những phẩm chất cao đẹp, nhưng cũng là một con người của cuộc sống đời thường với muôn vàn dằn vặt, yêu thương, giận ghét. Đây là vai chính hay nhất và đáng chú ý nhất trong phim. Mới đây, ông đã chính thức mời Vân Anh, Hoa hậu thân thiện người Việt tại Mỹ, vào vai chính trong phim.

Đạo diễn Long Vân không giấu đươc hy vọng vào sự xuất hiện của một gương mặt mới, có khả năng diễn xuất của "nữ chiến sĩ Công an" Vân Anh trong bộ phim sẽ đem lại nhiều cảm tình của người xem với lực lượng Công an, như tình cảm mà khán giả đã dành cho các chiến sĩ An ninh trong phim "Biệt động Sài Gòn" trước đây.

Cặp bài trùng đạo diễn Long Vân - nhà văn Hoàng Hà: Sau cuộc hội ngộ sẽ là tác phẩm điện ảnh để đời

Sáng 24/1, căn nhà nhỏ trong con hẻm 120 Trần Quốc Thảo, TP HCM của nhà báo, nhà văn Hoàng Hà rổn rảng tiếng cười bởi niềm vui gặp lại của hai "lão tướng" từng góp phần làm nên thành công của bộ phim "Giải phóng Sài Gòn" và "Hẹn gặp lại Sài Gòn": đạo diễn Long Vân và tác giả nhà văn Hoàng Hà.

Nhân dịp này, "Bồ câu trắng", cuốn hồi ký mà theo nhà văn Hoàng Hà là sẽ tiết lộ nhiều bí mật quanh hậu trường chính trị từ những năm trước giải phóng đã được ông trân trọng trao lại cho "người bạn già" Long Vân để đạo diễn chuyển thành phim trong thời gian tới. Cùng đến thăm nhà văn và chứng kiến việc chuyển giao cuốn hồi ký còn có Vân Anh, Hoa hậu thân thiện người Việt tại Mỹ, người vừa được vị đạo diễn nổi tiếng trong giới điện ảnh cũng như nổi tiếng kỹ tính trong làm nghề chọn vào vai nữ chính của bộ phim.

Đạo diễn Nhị Hà, con gái của nhà văn Hoàng Hà cho biết: Từ lúc nhận được tin đạo diễn Long Vân ghé thăm, cả nhà cứ chộn rộn cả lên. Mặc dù mới đầu giờ sáng nhưng mọi thứ đã được chuẩn bị tươm tất để "đón khách quý". Về phía nhà văn Hoàng Hà, do tuổi đã cao, lại đau yếu, ông không tự đi lại được nhưng vẫn nhất định ngồi xe lăn để tiếp bạn.

Tập hồi ký cũng đã được ông đưa con gái đánh máy, in ấn cẩn thận... khi chủ nhân của chúng hài lòng, trân trọng đặt bút ký. Giao lại "đứa con tinh thần" cho đạo diễn Long Vân, nhà văn Hoàng Hà vui vẻ nói: Với Long Vân, ông hoàn toàn tin tưởng vì đã biết nhau quá rõ mấy chục năm nay.

Riêng về bộ phim được dựng từ hồi ký "Bồ câu trắng", đạo diễn Long Vân cũng tiết lộ, ông sẽ chỉ để nguyên cái tên nhà văn, nhà báo Hoàng Hà ở phần dành cho tác giả còn trong phim, Hoàng Hà chỉ là Sáu Hà. Đây là cái tên nhiều người trên thế giới biết đến một thời và sẽ là cái tên ông giữ mãi. Phim cũng sẽ có một số phần hư cấu thêm.

Ngày vui nhất giữa hai "người bạn già" này phải là ngày ôtô về đón hai vợ chồng nhà văn Hoàng Hà đến dự lễ ra mắt phim và rất có thể, bộ phim này sẽ là món quà cuối cùng mà đạo diễn Long Vân dành tặng khán giả trước khi chia tay điện ảnh…

 

                                                               Theo CAND

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục