Đám hát quan họ Lộ Bao ngoài ao đình...

Đám hát quan họ Lộ Bao ngoài ao đình...

“Canh hát” lớn nhất của di sản văn hóa phi vật thể thế giới sẽ được khai mạc chính thức vào ngày 13 tháng Giêng. Thế nhưng, ít ai biết, nó còn được lưu giữ bởi những… nông dân của các làng quan họ cổ.

Lần theo canh hát

 

Hội Lim – canh hát lớn nhất của di sản văn hóa phi vật thể Thế giới sẽ được khai hội trước tiết Rằm Tháng Giêng hai ngày. Thế nhưng, “canh hát” ấy, chắc chắn chỉ làm xao xuyến những khách thập phương đầu Giêng thảnh thơi trẩy hội. Còn với những liền anh, liền chị đất Quan họ cổ, hồn cốt của quan họ, không thể không mở canh hát tại nhà.

 

 

Đường về hội Lim trong mấy ngày hôm nay tấp nập du khách thập phương dập dìu. Cờ phướn bay rợp trời. Những đám hát quan họ mở sớm, trong mỗi làng quan họ, và dọc hai bên đường, với những “Ngồi tựa mạn thuyền”, “Ngồi tựa song đào”, “Mời trầu”, “Giã bạn”… du dương khắp đường thôn, ngõ xóm.

 

Những tình tứ, e ấp của chị hai, những lịch thiệp, trang nhã mà đằm thắm của anh hai ngày nay, khó mà tìm được, khi kinh tế thị trường đã làm đổi thay bộ mặt những làng quan họ cổ từ những con đường. Những hồ nước – không gian không thể thiếu để liền chị dập dìu áo mớ ba, mớ bẩy e ấp bên áo the, khăn xếp của liền anh, cũng đã được kè cứng bê tông hóa. Con thuyền chở tình của người quan họ, cũng vì lẽ ấy mà trở nên vô duyên, chỉ đẩy ra, đưa vào bên sát mép hồ nước mỗi ngày một bị lấn chiếm thêm…

 

Mô tả ảnh.

Đám hát của "quan họ già". - Ảnh: K.T

 

Đám hát thôn Lộ Bao mở giữa đình làng, ngay sát đường quốc lộ. Những đám khách đến xem hát, nhấp nhổm trên yên xe máy dựng chân chống giữa, thỉnh thoảng lại phải bỏ đám hát để dẹp xe, nhường đường cho mấy chiếc xe hơi bấm còi inh ỏi dẹp đường.

 

Đình làng Lộ Bao thờ tứ vị - di tích lịch sử Văn hóa đã được xếp hạng nằm ngay bên hồ làng. Lộ Bao năm nay có hai đám hát, một ở giữa sân đình, một ở thuyền đi trên hồ hát đối đáp của liền chị - liền anh và chỉ cách nhau bởi con đường xóm. Đám hát giữa sân đình là đám hát giao lưu của các “chị hai” tóc đã điểm bạc, với những bài quan họ cổ. Đám hát trên thuyền, hình như dành cho giới trẻ. Thành thử, du khách cũng đã phân hóa, khi trong sân đình vắng hoe, rặt các “khách già” ngồi nghe liền chị nẩy giọng nênh, rền. Trong khi đó, đám hát trên thuyền ngoài hồ, thu hút giới trẻ.

 

Mô tả ảnh.

Hội Lim chưa vào lễ, thế nhưng người dự "hội" đã nô nức trên đồi Lim... - Ảnh: K.T

 

Cả hai đám hát, đám nào cũng có loa thùng, tăng âm hết công suất. Thành thử, người nghe chỉ biết xem hát, nhìn các anh hai, chị hai hát đối đáp, mà nhủ lòng, “giá như cái loa thùng đừng tăng âm hết cỡ!”.

 

Người sành quan họ, và không dễ dãi, thì cố gắng hỏi thăm đường để tìm vào nhà anh hai, chị hai nào trong làng mở canh để chầu chực đợi giờ nghe hát. Như là một thói quen của những người “thủ cựu”, nhiều gia đình quan họ của các làng quan họ cổ đều cố gắng giữ nền nếp mở canh, mời bạn vào hát đối đáp từ đêm 12, trước khi hội Quan họ được mở một ngày.

 

Di sản thế giới được giữ bởi những… nông dân

 

Ông Nguyễn Hữu Bể, xóm Trùng, thôn Lũng Giang, thị trấn Lim (huyện Tiên Du) là một trong số những liền anh hiếm hoi duy trì canh hát tại nhà từ năm 1995 tới nay. Canh hát tại gia, ông mời anh hai trong làng Lũng Giang, chị hai làng Diềm, làng Trà Xuyên tới. Anh hai vừa uống rượu, chị hai vừa têm trầu mời khách, vừa mê đắm ngồi hát đối đáp, giao duyên.

 

Mô tả ảnh.

Canh hát quan họ cổ dưới ánh nến tại nhà anh hai Nguyễn Hữu Bể, thôn Lũng Giang (Tiên Du - Bắc Ninh). - Ảnh: Phạm Hải.

 

Như thường lệ, canh hát tại nhà của anh hai Nguyễn Hữu Bể bắt đầu từ 19h30, khi bữa cơm đơn sơ chủ nhà đãi khách vừa kết thúc, và đám khách quen đường, quen câu hát, cứ thành lệ, đến ngày Hội Lim lại nhớ đường tìm về.

 

Năm ngoái, canh hát nhà anh hai Bể kéo dài tới 5 giờ sáng. Khách mê đắm ngồi nghe quan họ quên ngủ, và các liền anh, liền chị đến chơi say hát quên về.

 

Ông Bể là một lão nông thuần khiết. Ông tâm sự: gia đình ông có năm khẩu, với 60 thước ruộng xã chia đều theo đầu người. Đấy là nguồn thu chính của gia đình, bởi hai ông bà chỉ cun cút làm ruộng, không có nghề phụ hay buôn bán. Thế cho nên, làng xóm bảo ông là người nghèo nhất làng Lũng Giang, ông tin điều ấy hoàn toàn có cơ sở.

 

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.

Canh hát sẽ vẫn thâu đêm... - Ảnh: Phạm Hải

 

Ngôi nhà mái bằng làm theo kiến trúc cũ, có gian lồi, có nhà ngang làm bếp, làm nhà kho cất giữ nông cụ, đến phiên hát hội, được vợ con ông dọn dẹp ngăn nắp từ cả tuần trước. Đồ đạc đơn sơ trong nhà được “di tản” lấy chỗ ngồi cho khách, và lấy chỗ trải chiếu giữ khách nghỉ lại khi đám hát đã tàn canh.

 

Mô tả ảnh.

Cái duyên quan họ vẫn còn... - Ảnh: Phạm Hải

 

Đám hát đang vào độ, thì Lũng Giang mất điện. Ông Bể bỏ đám hát, đôn đáo đi tìm nến để cuộc hát không dang dở. Cuộc hát vì thế mà ngừng lại trong giây lát, thế nhưng các anh hai, chị hai vẫn ngồi đúng chỗ, đợi chủ nhà mang cái sáng phục vụ đám hát đang bắt đầu vào độ say nồng.

 

Canh hát của nhà anh hai Bể hôm nay có mặt của 8 vị khách người Nhật Bản. Người phiên dịch, cũng là hướng dẫn viên du lịch, biết tiếng canh hát nhà anh hai Bể, đã hỏi đường để đưa khách tới xem canh.

 

Chắc chắn, họ không hiểu được lời hát, nhưng những ân tình trong câu hát, những vị khách lạ kia, cũng có thể qua nét mặt của người hát, mà cảm nhận được.

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục