Các nghệ nhân đang thêu bức tranh lớn 
nhất Việt Nam để chào mừng Đại lễ 1000 
năm Thăng Long Hà Nội (Ảnh: Internet)

Các nghệ nhân đang thêu bức tranh lớn nhất Việt Nam để chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội (Ảnh: Internet)

XQ Việt Nam sẽ tổ chức đoàn rước bức tranh thêu tay lớn nhất mang tên “Ước nguyện ngàn năm Thăng Long” từ Đà Lạt ra Hà Nội. Bức tranh sẽ được trưng bày cùng 12 bức tranh thêu đặc biệt khác của XQ Việt Nam trong Hoàng Thành Thăng Long nhân lễ hội Hoa tại Hoàng Thành trong dịp mừng Đại lễ.

Tổ chức một lễ hội hoa, trà, nhạc, tranh thêu tại Hậu Lâu (Hoàng thành Thăng Long) đón chào Thủ đô 1000 tuổi, tốn 20 tỷ đồng cho ý tưởng này nhưng XQ khẳng định, không vào Hoàng thành để bán tranh.

3 năm trước, những mũi chỉ đầu tiên để thực hiện bức tranh thêu tay lớn nhất mang tên “Ước nguyện ngàn năm Thăng Long” có trọng lượng kỷ lục 167,5 kg, kích thước dài 4m, rộng 3m đã được thực hiện. Hiện tại chỉ còn chờ hoàn thiện khung và những thủ tục cuối cùng để rước tác phẩm từ Đà Lạt, qua nhiều tỉnh thành đến Hà Nội trước Đại lễ 1000 năm Thăng Long 10 ngày... Ông Võ Văn Quân, người sáng lập tranh thêu XQ Việt Nam đã có cuộc trò chuyện chúng tôi nhân hoạt động này.

PV: Từ đâu mà ông có ý tưởng thêu bức tranh kỷ lục dành tặng Thủ đô 1000 năm tuổi?

Ông Võ Văn Quân: - Bức tranh thêu kỷ lục là ước nguyện của những nghệ nhân cũng như những người thợ thêu của XQ từ nhiều năm nay. Tôi có thể ví như đó là cuộc trở về của những người con xa quê. 15 năm nay, hai vợ chồng tôi cứ 27 Tết là đứng ở bến xe để tiễn những người thợ thêu về Bắc đón tết với mẹ, với gia đình, và tất cả đều mong muốn cuộc trở về đó. Ý tưởng làm tác phẩm “Ước nguyện ngàn năm Thăng Long” được rước về Hà Nội nhân ngày kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long cũng mang ý nghĩa của một cuộc trở về. Hơn nữa, tôi luôn trăn trở rằng những nghệ nhân thêu hôm nay sẽ để lại gì cho thế hệ sau, 10 năm, 100 năm hay 1000 năm nữa? Bức tranh thêu kỷ lục này chính là món quà các nghệ nhân thêu phương Nam dâng tặng Đại lễ.

PV: Bức tranh thêu “Ước nguyện ngàn năm” có gì đặc biệt, thưa ông?

Ông Võ Văn Quân: Đây là tác phẩm tranh thêu tay khổng lồ, dài 4m, rộng 3m, khi hoàn tất có trọng lượng 167,5kg (riêng số chỉ thêu được sử dụng đã nặng tới 12kg). Theo tính toán, những chỉ số về kích thước và trọng lượng này khi kết hợp lại trong một phép nhân sẽ cho kết quả 2010 (4 x 3 x 167,5 = 2010). Đứng đầu trong số 9 nghệ nhân tài hoa của XQ Sử quán Đà Lạt thực hiện bức tranh là Nghệ nhân bàn tay vàng Việt Nam Hoàng Lệ Xuân. Các nghệ nhân đã thêu ròng rã suốt 1.000 ngày để hoàn thành bức tranh khổng lồ đúng tiến độ, món quà đầy ý nghĩa dành tặng thủ đô Hà Nội trong đại lễ sắp tới. Riêng về phần phác thảo bức tranh, tôi cùng 6 họa sĩ của XQ đã rong ruổi khắp các phố phường Hà Nội trong hơn một tháng, từ 36 phố phường Hà Nội, Bát Tràng, làng Kim Liên đến các vùng ven, sông Hồng... để tìm cảm xúc và ý tưởng cho bức tranh. Cuối cùng chúng tôi lấy “nguyên liệu” chính cho bức tranh là hình ảnh hoa sen...

PV: Ông gửi gắm điều gì trong “Ước nguyện ngàn năm Thăng Long”?

Ông Võ Văn Quân: Bức tranh lộng lẫy và đầy ý nghĩa với nền là những đóa sen hồng tinh khiết hài hòa với nét cổ kính của mái ngói phố cổ và đường cong mềm mại của kiến trúc chùa chiền. Hơi chếch về bên phải ở phía trên bức tranh là cảnh bình minh ửng hồng cùng hình ảnh sống động của đàn chim lạc đang vỗ cánh. Dòng sông Hồng uốn lượn thấp thoáng ẩn hiện khiến bức tranh vừa có vẻ đẹp thơ mộng vừa nêu bật vượng khí của vùng đất rồng bay... Có lẽ những phác thảo này đã phần nào nói được ước nguyện ngàn năm Thăng Long.

Thông thường, mỗi bức tranh thêu tay chỉ được thực hiện bởi một người thợ nhưng để có tác phẩm hoành tráng này, cả một đội ngũ nghệ nhân có bàn tay vàng thực hiện. Và nếu để một nghệ nhân thêu thì thời gian để hoàn thành bức tranh “Ước nguyện ngàn năm Thăng Long” lên đến ba ngàn ngày. Ước nguyện đó là tình yêu nghệ thuật, tình đoàn kết, tình bạn và văn hoá. Đơn giản như những người thợ thêu của chúng tôi, họ có ước nguyện thành kính được ra Hà Nội, và đây cũng là dịp để họ thể hiện tấm lòng của mình với Thủ đô. Tôi xin mượn lời Giáo sư Vũ Khiêu để nói về bức tranh như thế này: Bức tranh chứa đựng ý tưởng đáng quý bởi các cô gái Việt Nam dành cả tâm hồn và xúc cảm của mình thêu nên hàng ngàn đóa sen trong trắng, tiêu biểu cho tấm lòng của hơn 80 triệu nhân dân hướng về Thủ đô.

PV: Sau khi hoàn thành, bức tranh sẽ được rước ra Hà Nội như thế nào, thưa ông?

Ông Võ Văn Quân: Hiện chúng tôi đã làm lễ kết thúc mũi chỉ cuối cùng của bức tranh, chỉ còn hoàn tất khung và đợi đến ngày tổ chức lễ rước tranh về miền đất cội nguồn của ngành thêu Việt Nam, cội nguồn văn hóa dân tộc: Đất Thăng Long - Hà Nội. Đoàn rước sẽ có sự tham gia của đông đảo du khách trong và ngoài nước. Hiện số người đăng ký tham gia lễ rước đã lên tới hàng nghìn người. Hành trình đoàn rước với nghi lễ truyền thống và các nghi thức ấn tượng sẽ bắt đầu từ Đà Lạt, diễu hành suốt chiều dài duyên hải miền Trung qua các thành phố Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Vinh, Ninh Bình… ra Hà Nội.

PV: Trong lễ hội hoa mà XQ sắp tổ chức tại Hoàng thành, bức tranh thêu có vị trí như thế nào?

Ông Võ Văn Quân: Theo dự án Không gian nghệ thuật Thành cổ (thời gian chuẩn bị và thực hiện từ 1/4 - 30/10/2010) nhân kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long vừa được UBND TP Hà Nội phê duyệt, chúng tôi sẽ làm một lễ hội của hoa, của âm nhạc, của nghệ thuật tranh thêu tay sẽ trải rộng trên diện tích khoảng 10.000m2, với tổng kinh phí 20 tỉ đồng. Lễ hội sẽ mở cửa tự do chào đón du khách, và chúng tôi tin, trong không gian nghệ thuật đậm chất thơ này sẽ giúp cho người thưởng thức thêm yêu, thêm quý giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Bức tranh thêu khổng lồ “Ước nguyện ngàn năm Thăng Long”- món quà của các nghệ nhân thêu Việt Nam tặng TP Hà Nội nhân dịp 1.000 năm Thăng Long- sẽ được trưng bày tại Lễ hội, như là một điểm nhấn trong không gian nghệ thuật của Hậu Lâu, Hoàng Thành. Sau đó, bức tranh sẽ được tặng cho TP Hà Nội.

PV: Ông có e ngại mọi người sẽ nghĩ ông tổ chức Lễ hội hoa và trưng bày tranh trong Thành cổ Hà Nội là để quảng cáo cho XQ và vào đó bán tranh không?

Ông Võ Văn Quân: Tôi khẳng định là tôi không có ý định bán tranh hay kiếm chác gì ở Thành cổ. Nếu để kiếm tiền tôi đã kiếm bằng cách khác, và tôi đâu có cần tiền đến mức vào những nơi linh thiêng như thế để... bán tranh. Mục đích cao nhất của lễ hội là tôn vinh nghề thêu tay truyền thống, tôn vinh những người phụ nữ Việt ngàn năm bảo tồn, gìn giữ và phát huy nghề thêu truyền thống. Vả lại, kinh phí tổ chức lễ hội hoàn toàn do XQ bỏ ra lên đến 20 tỷ đồng, nếu bán tranh trong thành cổ liệu có thu hồi lại? Thương hiệu XQ cũng đã đủ để những người yêu tranh thêu tìm đến các cơ sở của XQ để mua.

Xin cám ơn ông về cuộc trò chuyện!

 

 

                                                                         Theo ĐCSVN

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục