“Mơ, mơ, đừng có mơ!” – vở diễn tham dự LH của đoàn kịch Nakama (Nhật Bản).

“Mơ, mơ, đừng có mơ!” – vở diễn tham dự LH của đoàn kịch Nakama (Nhật Bản).

Lần đầu tiên được tổ chức trong nỗ lực góp thêm một điểm hẹn giải trí cho thiếu nhi thủ đô nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi, Liên hoan sân khấu thiếu nhi quốc tế 2010 (LHSKTNQT) bế mạc hôm nay vẫn chưa thể nói lời "đến hẹn lại lên" cho lần tiếp theo, vì nhiều lẽ.

7 nhà hát và nhóm biểu diễn, thực hiện được 21 buổi diễn miễn phí, phục vụ được hơn 10.000 khán giả, trong đó có đối tượng trẻ thiệt thòi – đó có lẽ là ý nghĩa đáng nói nhất của LHSKTNQT 2010 (diễn ra từ 24.5 – 1.6), nhất là trong điều kiện, kịch mục cho khán giả nhí luôn trong tình trạng thiếu, nếu không muốn nói là quá nghèo nàn.
 
“Ngôi nhà của bé” – điểm hẹn thường niên dành cho thiếu nhi tại Nhà hát Tuổi Trẻ, nhờ “giá trị thương hiệu” và là “của hiếm” nên luôn quá tải, dù năm nay có thêm một nhà hát nữa lần đầu tiên góp mặt vào “đường đua” là Nhà hát Kịch VN, với vở kịch được chuyển thể từ chuyện cổ tích “Bà chúa tuyết” nổi tiếng của Andersen, cùng chương trình náo kịch của nhóm hài Xuân Bắc – Tự Long... 

“Nhưng kể cả thế thì cũng mới chỉ đáp ứng được chừng 80.000 khán giả, trong đó Nhà hát Tuổi Trẻ khi vận hành hết công suất (40 suất diễn liên tục từ 18.5 – 20.6) là phục vụ được 30.000 khán giả” – ông Trương Nhuận - Phó GĐ Nhà hát Tuổi Trẻ - cho biết. Khác với những chương trình bán vé, LHSKQTTN với hơn 10.000 vé vào cửa miễn phí - vì vậy - đã mở rộng cửa trong ngày Tết Thiếu nhi của các em, trước một kỳ nghỉ hè vừa đến.

Ít vở ấn tượng

Vào được cửa là một niềm vui. Nhưng sẽ vui hơn nếu các em được dùng một thực đơn hợp khẩu vị. Xét trên tiêu chí này thì LHSKTNQT chưa có sức thuyết phục như mong muốn và ít nhiều vẫn gây cảm giác tên gọi “liên hoan quốc tế” vẫn là chiếc áo quá rộng so với quy mô lẫn sức hút khiêm tốn của nó. Vì cái gọi là “yếu tố quốc tế” ở đây chỉ là 3 đoàn kịch tư nhân nhỏ, còn nữa là 4 đoàn kịch “chủ nhà”.

Chờ đợi được xem một vở kịch hoành tráng, đẳng cấp cỡ như “Mười hai con giáp” của NH Nhi Đồng Bắc Kinh (từng đến VN cùng kỳ năm ngoái theo lời mời của NH Tuổi Trẻ và gây ấn tượng đặc biệt tốt cho khán giả) do đó là điều không tưởng. “Thực ra thì trước đó, LHSKTNQT 2010 suýt nữa cũng đã đón được “khách VIP” này sang, nhưng sau đó vì lý do khách quan mà khách đành lỡ hẹn” – ông Trương Nhuận tiếc rẻ. 

Ba đoàn khách có mặt, đoàn mang đến một tiểu phẩm kịch câm (Thụy Điển), đoàn mang theo vở rối (Lào), còn đoàn Nhật Bản là vở kịch nói. Trong đó, gây hẫng nhất có lẽ là vở của đoàn Thụy Điển, không chỉ ở liều lượng quá ngắn (chỉ 30 phút, nhưng chiếm nguyên một suất diễn – điều cực kỳ xa lạ với “tập quán” của khán giả Việt) mà còn ở bài trí sân khấu sơ sài, hiệu ứng ánh sáng vắng mặt, tứ chuyện giàu ý nghĩa nhân văn, nhưng là với khán giả... người lớn. Đến nỗi, sau suất diễn đầu tiên, BTC đã phải cho “cấy” thêm tiết mục kịch câm của NSƯT Phúc Dĩ để giúp suất diễn dày dặn hơn. 

Tương tự, là vở diễn của đoàn Nhật, dù có tứ truyện phù hợp với đối tượng hơn (với câu chuyện đầy chất thơ về ước mơ), cùng dàn diễn viên diễn xuất khá sinh động, ăn ý..., nhưng nhìn chung, cũng vẫn chưa thực sự gây được sức hút mạnh với các em, trăm sự cũng bởi thiếu đi sự trợ lực cần thiết từ kỹ xảo âm thanh, ánh sáng. Vở rối Lào thì gây được hiệu ứng khán giả hơn, nhất là trong suất diễn cuối, nhờ sự gần gũi về ngôn ngữ biểu đạt (rối) cùng giọng điệu giản dị phù hợp với thể loại, nhưng nếu là nói gây ấn tượng mạnh thì chưa phải.  

Cái hẹn còn bỏ ngỏ

Lý giải cho điều này, ông Trương Nhuận cho rằng: Có thể có những khác biệt trong trình độ thưởng thức của khán giả ở ta, cũng như cách làm sân khấu thiếu nhi giữa ta và bạn. Chẳng hạn như đoàn Nhật, không phải ngẫu nhiên là đội khách này ngay từ đầu đã đưa ra yêu cầu khống chế số vé mời phải không quá 200 vé và trên vé ghi rõ là chỉ dành cho các khán giả nhí từ  4 – 6 tuổi. Thì lúc đó, câu chuyện mà họ muốn kể mới tìm được điểm đáp thích hợp. Nhưng điều đó mang sang áp dụng ở ta là rất khó, bởi hãy còn lâu mới đạt đến trình độ phân khúc vở diễn dành cho từng lứa tuổi cụ thể”. 

“Là một liên hoan được tổ chức theo phương thức xã hội hoá và lần đầu tổ chức, LHSKTNQT 2010 lẽ dĩ nhiên chưa đủ tầm thu hút những nhà hát đẳng cấp, những vở diễn hoành tráng để khả dĩ giúp các nghệ sĩ có dịp sẻ chia, học hỏi kinh nghiệm làm nghề và khán giả nhí cảm thấy mãn nhãn như một trong những yêu cầu mà sân khấu thiếu nhi cần đạt tới. Tuy nhiên, nếu xét trong điều kiện cụ thể ở ta với rất nhiều khó khăn trước mắt, thì bấy nhiêu ít nhiều cũng đã đủ để cho hy vọng cải thiện được phần nào thực trạng” – ông Nhuận nói. Có điều, để “cải thiện” được đến đâu thì còn... chưa biết  vì để có liên hoan lần này là nhờ “ăn theo” dịp đại lễ nghìn năm Thăng Long – Hà Nội, còn để có lần tiếp theo thì... cái hẹn hiện vẫn còn bỏ ngỏ.

                                                                           Theo Báo Laodong

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục