Sau Gió nghịch mùa, Đối mặt, Tin vào điều không thể, Người đàn bà thứ hai... nay thêm Sắc đẹp và danh vọng mang “nghi án” đạo phim truyền hình của nước ngoài

 
Bộ phim Sắc đẹp và danh vọng (phát trên HTV7 lúc 13 giờ từ thứ hai đến thứ tư hằng tuần) đang thu hút nhiều người xem bởi câu chuyện kịch tính kể về cuộc đời của những cô gái bước ra từ các cuộc thi sắc đẹp.
 
Khi tập đầu tiên lên sóng, nhiều khán giả từng xem bộ phim Sắc đẹp vĩnh cửu của Hồng Kông đã nhận ra có sự giống nhau giữa hai bộ phim, từ tên, nghề nghiệp, hoàn cảnh của nhân vật cho đến những tình tiết diễn tiến.
 
Khán giả không tránh khỏi cảm giác ngờ ngợ: Phải chăng kịch bản phim lấy của nước ngoài? sự hoài nghi ấy càng tăng khi thời gian qua đã có một số bộ phim bị dư luận phát hiện giống hệt phim Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Cảnh trong phim Yêu từ thuở nào. Ảnh: C.T.V
 
Ý tưởng lớn gặp nhau?
 
Trong phim Sắc đẹp vĩnh cửu có các nhân vật chính tên Tử Hân, Thư Bình, Sở Hùng thì trong Sắc đẹp và danh vọng có Ngọc Hân, Ngọc Bình, Sinh Hùng. Sinh Hùng cũng là một doanh nhân giàu có, sống không tình yêu với người vợ mắc bệnh thần kinh và cũng có một đứa con trai như nhân vật Sở Hùng.
 
Người yêu của Tử Hân trong Sắc đẹp vĩnh cửu là Ngụy Trân - một nhà báo “sở khanh” - thì người yêu của Ngọc Hân trong Sắc đẹp và danh vọng cũng lại là một nhà báo, tên Nguyễn Chương.
 
Chỉ khác có cái kết phim, Ngọc Hân trong Sắc đẹp và danh vọng không chết vì HIV như Tử Hân mà chỉ “suýt bị nhiễm HIV do người tình trước kia nhưng kết quả âm tính”.
 

Phim Việt đang trên đà khởi sắc và ngày càng được khán giả ưu ái. Tuy nhiên, hiện tượng “ý tưởng lớn gặp nhau” xuất hiện ngày một nhiều đã và đang trở thành “con sâu làm rầu nồi canh”.

Trường hợp của Sắc đẹp và danh vọng khiến người xem nhớ lại sự na ná giữa phim Gió nghịch mùa và Khăn tay vàng (Hàn Quốc) trước đó, từ các tuyến nhân vật, chính đến phụ, từ tính cách đến hành xử lẫn các mối quan hệ trong phim. Phim Yêu từ thuở nào (đạo diễn Nhâm Minh Hiền) của biên kịch Khánh Thương bị tố giác sao y tiểu thuyết Chàng trai không biết yêu của tác giả Hạ Thu.
 
Mới đây, khi thông tin về phim Đối mặt vừa bấm máy được đưa ra, đọc nội dung tóm tắt, nhiều khán giả phát hiện có quá nhiều sự trùng hợp với phim Ngàn vàng tiểu thư của Đài Loan dù trong thông tin cho báo chí ghi kịch bản Đối mặt của Thanh Hương.
 
Không chỉ phim phía Nam mà một số phim phía Bắc từng phát sóng cũng bị phát hiện “ý tưởng lớn” gặp nhau. Khán giả xem Tin vào điều không thể thấy cốt truyện, hệ thống nhân vật và tính cách nhân vật tương tự phim Cảm ơn anh đã yêu em của Trung Quốc từng phát.
 
Bộ phim Người đàn bà thứ hai bị phát hiện lời thoại và một số tình tiết giống tiểu thuyết Băng dính hai mặt của Trung Quốc...
 
Đâu là sự thật?
 
Giải thích về chuyện nhiều phim VN bị khán giả cho rằng “đạo” ý tưởng, đại diện của nhà sản xuất bộ phim Sắc đẹp và danh vọng cho biết: “Tất cả chỉ trông chờ vào ý thức của người viết vì mỗi ngày hãng nhận rất nhiều đề cương phim truyền hình gửi về. chúng tôi không có điều kiện xem hết phim truyền hình của các nước bạn để biết đề cương kịch bản định chọn sản xuất có trùng hay “đạo” ý tưởng với phim nào đó hay không.
 
Khi dư luận lên tiếng, hãng mới biết và gọi tác giả đến để xác minh. Nếu thấy có nhiều sự trùng hợp, bộ phận biên tập của hãng cố gắng chỉnh sửa để đừng giống nhau nhiều quá. Phim Sắc đẹp và danh vọng nằm trong trường hợp đó”.
 
Về phim Đối mặt, đại diện nhà sản xuất giải thích: “Ban đầu kịch bản chỉ đề cập chuyện hai chị em sinh đôi, nhưng sau khi hãng làm phim Thẩm mỹ viện nói về một cô gái nhờ dao kéo mà trở thành một con người khác, tổ biên tập nảy ra ý tưởng để cho hai nhân vật chị em song sinh trong Đối mặt, sau khi bị kẻ xấu xô xuống vách núi, bị dập khuôn mặt phải phẫu thuật thẩm mỹ để có gương mặt khác. Kịch bản triển khai theo hướng đó, khi viết có thể một trong những người biên tập từng xem Ngàn vàng tiểu thư nên ít nhiều bị ảnh hưởng”.
 
Biên kịch Châu Thổ- đồng tác giả của phim Gió nghịch mùa- cũng từng giải thích về sự giống nhau của kịch bản phim này với Khăn tay vàng là vì “những bi kịch cuộc sống luôn có mẫu số chung” và chị chưa từng xem Khăn tay vàng, chỉ viết lại hoàn toàn theo mạch chuyện khác, theo kết cục khác, với tính cách nhân vật hoàn toàn được thay đổi nhưng vẫn giữ các tuyến nhân vật chính, tên nhân vật và mạch chuyện chính. 
 
Lời giãi bày của biên kịch Châu Thổ nghe cũng có lý nhưng người xem vẫn không khỏi thắc mắc, hoài nghi về sự tồn tại của nhân vật đứng tên đồng tác giả với chị trong Gió nghịch mùa: Phạm Đào Uyên, bởi khi báo chí hỏi đến nhân vật này, nhà sản xuất lại từ chối cung cấp thông tin.
 
Điều đó không khỏi khiến dư luận nghi ngờ Phạm Đào Uyên chỉ là nhân vật ảo và Gió nghịch mùa là sản phẩm của một vụ “Việt hóa” kịch bản nước ngoài không có bản quyền, cũng như những phim Đối mặt, Người đàn bà thứ hai, Tin vào điều không thể.
 
Đưa ra ánh sáng
 
Trong số những nghi án “đạo” kịch bản, chỉ có một trường hợp được đưa ra ánh sáng và người bị chôm ý tưởng được đền bù thỏa đáng. Đó là trường hợp phim Yêu từ thuở nào.
 
Giữa năm 2009, khi bộ phim truyền hình Yêu từ thuở nào (tựa cũ là Nàng dâu bất đắc dĩ) do Nhâm Minh Hiền làm đạo diễn, phần biên kịch của D.N.K.T lên sóng đài Vĩnh Long, các thành viên của một diễn đàn điện ảnh phát hiện truyện phim “giống đến 80%” tiểu thuyết Chàng trai không biết yêu của cây bút Hạ Thu.
 
Tháng 2-2010, Hạ Thu gửi đơn kiện. Kết quả là Hạ Thu được tác giả kịch bản phim Thanh Giang bồi thường 45 triệu đồng vì ông đã tự ý ăn cắp nội dung cuốn Chàng trai không biết yêu làm thành kịch bản phim Bản hợp đồng bán cho một hãng phim. Sau khi mua, hãng này nhờ biên kịch D.N.K.T chuyển thể thành bộ phim truyền hình Yêu từ thuở nào dài 42 tập.

 

                                                                                    Theo NLĐ

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục