Có lẽ chỉ nước mình mới có nhiều Hội cùng tồn tại đến thế: Hội Nhà văn, Hội Điện ảnh, Hội Nhà báo, Hội Sân khấu, Hội Nhiếp ảnh, Hội Tạo hình... Đó là còn chưa kể hàng loạt những hội ngành nghề khác như Hội Nông dân, Hội Hữu nghị, Hội Nuôi ong, Hội Trồng trọt... Điều đó chứng tỏ mức quan tâm rất chu đáo của Đảng và Nhà nước trước những công việc thuộc về cõi sáng tạo và văn hoá nhạy cảm, nhọc nhằn, rất khổ ải và cô đơn.

 vậy tôi nghĩ, không có gì khác, Hội chính là nơi tập trung những khát khao sáng tạo, những tâm tư khúc khuỷu làm nghề, là nơi ta đốt lên ngọn lửa nhỏ để hơ nóng, khích lệ, sưởi ấm cho nhau bởi chưng, cái nghề này nếu cứ lẻ loi, thui thủi, mạnh ai nấy sống thì dễ bị dòng đời cuồn cuộn, cuộc sống mưu sinh bụi mù ngoài trang bản thảo nó cuốn trôi đi mất. Và do đó, Hội phải là một sân chơi ấm áp, nghĩa tình để thi thoảng gặp nhau biết rằng mình vẫn còn tồn tại bên cạnh bạn bè đồng nghiệp, vẫn có một đội hình nhân văn để mình sáp vào.

Vậy hà cớ gì lâu nay trong các tổ chức Hội vẫn cứ phảng phất một cái gì như là sự nặng nề, dòm ngó nhau, không tin ở nhau, thậm chí công phá nhau? Hội là vui, nặng nề như thế thì còn gì là hội, là hè nữa. Cứ vui đi, gặp gỡ đi, chan hoà, thân tình giao lưu, trao đổi, tâm tình đi để rồi sau đó thấy lòng dạ thanh thản, ấm nóng  hơn mà ngồi vào bàn tiếp tục cái công việc cực khổ, cô đơn ghê gớm của mình, của đời.

Đại hội Nhà văn cũng vậy. Hoan nghênh chủ trương Đại hội toàn thể của Ban chấp hành đã thoả mãn cái mong mỏi: Mỗi nhà văn là một thực thể đơn nhất, chả ai có thể thay mặt được cho ai, vả lại, 5 năm mới gặp nhau một lần, gặp tất cả đi cho vui để rồi năm sau, năm sau nữa người còn người mất biết sao mà lường.

Còn việc bầu ra một Ban chấp hành ư? Thì cứ bầu nhưng như thế không có nghĩa toàn bộ cốt lõi, hồn khí của một đại hội đều nằm gọn ở cái thủ tục mang thuần tính hành chính này để cho không khí nó trì nặng ra. Tất nhiên, dù vô vi đến mấy, chúng ta cũng rất nên chọn ra một ban điều hành có tâm đức, công tâm, sạch sẽ, không tham lam, không vị kỷ, không tư thù, không nhỏ mọn và nếu có thêm một chút năng lực tổ chức càng tốt. Có phải là một cuộc đại tiến công hợp đồng binh chủng đâu mà cần phải một thiên tài tổ chức. Cái tâm, cái tình và một bút lực mãnh liệt - đó là tất cả năng lực và phẩm chất cần có của một thành viên BCH.

Ai cũng thấu hiểu rằng, sức khoẻ của một nền văn học, một tác phẩm văn học không mấy phụ thuộc vào một cơ cấu hội đoàn, vào một lời kêu gọi hiệu triệu nào mà nó hoàn toàn ràng buộc bởi sự phấn đấu, khát khao cá thể cháy bỏng trong góc phòng.

Và như vậy, một tổ chức Hội, một Đại hội ngành nghề chỉ có một chức năng thiêng liêng và duy nhất là bảo trợ và khích động cái cá thể đó được thăng hoa, liền mạch. Một khi không làm được hoặc làm ngược lại bằng những lục đục nội bộ, những cuộc trao giải trao thưởng, những đợt kết nạp hội viên không chính xác,  mặc nhiên người ta có quyền nghĩ rằng: Hội có giúp gì được cho các hội viên nhà văn không? 

Trước thềm Đại hội Nhà văn 2010 này, ta hy vọng và có quyền tin rằng sẽ được trả lời câu hỏi đó theo một chiều kích đi lên.        

Cốt lõi làm nên sự tồn tại của Hội là tác phẩm
 
 Nhà văn Hà Đình Cẩn
Có lẽ Đại hội (ĐH) Nhà văn sắp tới là cuộc hội tụ đông đảo nhất của giới cầm bút cả nước, một ĐH toàn thể. Để chuẩn bị ĐH 8, từ mấy tháng nay, các nhà văn khắp các vùng miền trên toàn quốc có những ĐH khu vực cũng khá sôi nổi. Là người làm báo, tôi có mặt ở một số ĐH khu vực phía Nam như TP. Hồ Chí Minh, Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long... Ở các ĐH khu vực trên, hầu như các nhà văn chỉ tập trung bàn hai việc: Một là bầu cho được một BCH có đại diện vùng miền, thể loại, thế hệ thật sự có tâm, có tài để điều hành công tác của Hội Nhà văn trong nhiệm kỳ tới; Hai là bàn chuyện văn chương làm thế nào để có những tác phẩm đáp ứng nhu cầu của bạn đọc. Các thể loại chủ lực của văn học như tiểu thuyết phải có tác phẩm lớn làm nên gương mặt văn chương của đất nước mà từng ngày đều có những biến động của phát triển. Rồi có lẽ những chuyện bàn ở ĐH Nhà văn khu vực cũng sẽ đem bàn tại ĐH Nhà văn toàn quốc. Vì thế tôi dự báo ĐH tới sẽ là đại hội bàn về tổ chức hội và văn chương. Cả hai - các hội viên đòi hỏi sự thay đổi, đòi hỏi tìm kiếm những gương mặt mới cả về BCH lẫn tác giả. Đời sống văn học mấy năm qua, hay nói theo “nhiệm kỳ” là 5 năm qua, người ta thấy hoạt động thì sôi nổi như các cuộc hội thảo về khu vực gai góc là lý luận phê bình, về văn học tiếp cận với những vấn đề nóng như tam nông và công nghiệp, về văn học dịch với Hội nghị quốc tế về văn học... nhưng sáng tác chưa được mùa. Bạn đọc vẫn thấy hiện tượng trung bình phổ biến của văn học, không có những đột khởi như văn học từng gặt hái trong thời kỳ đầu đổi mới. Nhìn vào giải thưởng văn học hàng năm của Hội Nhà văn có thể thấy rõ nhận định này. Giải thưởng với số lượng ít, không có nổi bật, chỉ là cột cờ so trong bó đũa mà thôi.

Cái cốt lõi làm nên nhà văn, làm nên sự tồn tại của Hội Nhà văn chính là tác phẩm. Đó là mục tiêu chắc chắn sẽ đặt lên bàn và làm sôi nổi ĐH Nhà văn khóa 8...

“Em vẫn đợi...” bên thềm Đại hội

 Nhà văn Trần Thị Trường

Thế là lại sắp đến Đại hội (ĐH) Nhà văn Việt Nam lần thứ 8, các nhà văn cả nước lại được gặp nhau sau 5 năm xa cách. 5 năm gặp lại, dĩ nhiên ngoài những nhu cầu thăm hỏi tình cảm, nhà văn thích nhất là được nói chuyện về dự định sáng tác và mọi chuyện xung quanh công tác Hội. Lần nào cũng vậy, hội viên mong ĐH sẽ mở ra một “kỷ nguyên mới”, đem đến nhiều quyền lợi hơn cho mỗi người, cái quyền lợi ấy sẽ hỗ trợ cho mỗi người có thêm tác phẩm mới và hay ngoài những nỗ lực cá nhân. “Kỷ nguyên mới” không có nghĩa là thay đổi mọi thứ, cũng không có nghĩa những gì đã từng làm của các nhiệm kỳ là không ổn, mà là làm mới lại những gì đã làm và làm tốt hơn, hiệu quả hơn.

Nhiều ý kiến cho rằng, nhiệm kỳ vừa qua, Ban chấp hành làm được rất nhiều việc cho hội viên. Từ vấn đề đầu tư sáng tác đến các chuyến đi thực tế ở trong và ngoài nước, từ thăm hỏi, động viên từng hội viên khi có sự cố riêng cho đến diện rộng phong trào, trong đó có hoạt động của các Hội đồng chuyên môn đến các Ban chuyên môn trực thuộc. Nếu có thể thiên vị, có lẽ nhiều ý kiến dành tình cảm cho Ban Nhà văn Trẻ và Ban Nhà văn Nữ. Hai Ban này hoạt động vừa có chiều sâu, vừa ở diện rộng nên chiếm được nhiều cảm tình của những người tham gia hoạt động.

Có một cuộc điện thoại từ Tây Nguyên là ấn tượng nhất đối với riêng tôi, hỏi về trường hợp những người không được kết nạp vào Hội, trong đó nổi bật là trường hợp nhà thơ Nghiêm Thị Hằng. Người ấy nói có vẻ bức xúc rằng, tại sao Nghiêm Thị Hằng có nhiều bài thơ hay, thơ của chị ấy được không ít nhạc sĩ phổ nhạc thành bài hát và được công chúng đón nhận mà cho đến nay vẫn chưa được vào Hội. Tôi nói, lẽ ra phải gọi đến nơi khác, Ban tổ chức Hội viên chẳng hạn. Song, với nhiệt tình của mình, tôi cũng trả lời: “Chưa được kết nạp có thể là chính người đó chưa có đơn gửi đến Hội, hoặc tuy có nhiều tác phẩm được công chúng biết đến nhưng theo điều lệ, tác giả phải có 2 tác phẩm đứng tên riêng xuất bản thành sách... Ngoài ra, theo Điều lệ (Điều 11) Ban Chấp hành Hội quyết định việc kết nạp hội viên mới. Việc quyết định ấy sẽ trên cơ sở tham khảo đề nghị của Hội đồng bộ môn, các ban văn học đề tài, các Ban chức năng, chi hội, tổ chức cơ sở của Hội ở địa phương... Tôi nói thêm, theo hiểu biết của tôi, thành viên Ban chấp hành không thể biết hết được từng người, phải nhờ đến những phát hiện của các Ban chức năng và nếu một hội nghị chung trước khi có đợt kết nạp hội viên mới đã quy định chỉ kết nạp thêm trong đợt này (nào đó) 20 người, chẳng hạn thì rất có thể sẽ sót ai đó.

Nhưng người gọi cho tôi ấy, nghe xong có vẻ chưa thỏa mãn. Tôi nghĩ, ý kiến của người đó có thể là vô tư vì chính tôi cũng thuộc vài bài hát của thi sĩ họ Nghiêm, như “Lời tỏ tình của biển”, hay “Mùa hoa cải”.

Tôi không có ý nói đây là những bài thơ hay hơn nhiều bài thơ khác của các nhà thơ hội viên, nhưng với một người đã miệt mài với thơ nhiều năm và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người yêu thơ, mà nếu muốn vào Hội lại chưa được Hội biết đến là điều đáng tiếc.

Nhân ĐH Nhà văn Việt Nam lần thứ 8 sắp diễn ra, tôi nghĩ nên có ý kiến này để mọi điều được sáng tỏ và để công tác hội được hoàn thiện hơn.

 

                                                                              Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục