Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

(HBĐT) - Xưa, các cụ đã có câu “ dạy con từ thuở còn thơ…” khi trẻ mới hình thành nhân cách thì mới dễ uốn nắn, bảo ban. Lời khuyên đó vẫn chưa bao giờ cũ. Thế nhưng, trong cuộc sống thời hiện đại có nhiều bậc làm cha, làm mẹ chỉ quan tâm đến việc chăm sóc, chiều chuộng con mà quên đi việc giáo dục con cách sống, để trẻ có tình cảm tốt, biết chia sẻ tình yêu thương trong gia đình, cộng đồng.

 

Là một người mẹ có con đang ở tuổi “học ăn học nói, học gói, học mở”, dù không phải nhà giáo hay nhà nghiên cứu tâm lý… nhưng tôi luôn cảm thấy chạnh lòng trước cách sống, giao tiếp và cách nuôi dạy con của vợ chồng người bạn (vốn là giáo viên Tiểu học). Sinh ra và lớn lên ở thành phố, tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm cả 2 vợ chồng anh chị được tăng cường công tác tại một trong những xã đặc biệt khó khăn của tỉnh. Gắn bó với vùng đất khó, với những con người chân chất, nghèo khổ đã ngót nghét chục năm trời, nhưng dường như cả 2 vợ chồng đều không có sự đồng cảm, không có ý thức sẻ chia với những người nhỏ bé, thiếu thốn hơn mình. Mỗi kỳ nghỉ hè, những người hàng xóm của anh chị lại được nghe đủ thứ chuyện kể về người dân  nơi anh chị hàng ngày vẫn lên lớp dạy chữ cho con em họ với giọng miệt thị.

 

Để đỡ đần việc nhà anh chị nuôi một bé gái chừng  9 tuổi nhà nghèo, bố mất sớm để phục dịch cậu con trai 6 tuổi yếu ớt vì bệnh tật. Mới 9 tuổi đầu nhưng Thuý (tên cô bé) phải làm đủ thứ việc mà thầy, cô sai bảo. Tự giặt quần áo cho mình, rửa bát, nhặt rau, nhặt củi, giúp cậu em 6 tuổi ngồi chơi và cả… đi vệ sinh khi cần thiết. Thế nhưng đến giờ ăn cơm, cô bé được thầy xúc cho 1 tô với đầy đủ cơm, thức ăn để ngồi riêng một góc. Có món ngon, lạ bao giờ cũng chỉ để dành cho em chứ ít khi được chia đều và nếu làm sai hoặc có dấu hiệu lười nhác lập tức bị thầy cô mắng và doạ trả về với mẹ để đi chăn trâu và ăn những bữa cơm mà phần lớn chỉ có rau và măng rừng. Là một cô bé thông minh, hiếu động, nhưng từ khi về ở với thầy cô, cô bé trở nên trầm tĩnh hơn và thêm cái nhìn len lén, sợ sệt. Không chỉ sợ thầy cô mà còn sợ cả cậu em mà hàng ngày cô bé đảm trách việc chăm bẵm khi thầy cô lên lớp. Còn cậu quý tử của anh chị cũng bởi được bố mẹ nuông chiều nên sẵn sàng trút giận bằng những cú đấm, đá, hoặc chửi thề người chị mỗi khi có việc không vừa ý.

 

Bởi coi thường những người dân lam lũ, những đứa trẻ nông thôn ít học và không mấy trắng trẻo, bụ bẫm, khôn ngoan… mà nghiễm nhiên con trai của anh chị đã bị nhiễm thói ích kỷ. Khi cùng bố mẹ ở trường đã không có bạn, những ngày hè về thành phố lại cảm thấy mình lạc lõng. Năm nào cũng vậy, cuối tháng 5 cả nhà bồng bế nhau về thành phố nghỉ hè với tất cả niềm háo hức. Nhưng rồi những ngày hè cũng trôi qua một cách bình lặng, ngao ngán vì ngoài việc đi thăm hỏi gia đình 2 bên nội, ngoại, hầu như vợ chồng anh chị không có việc để làm và cũng không có bạn hữu để cùng vui vầy cho khây khoả.

 

Cậu quý tử anh chị ngày một lớn, có lẽ được nuông chiều quá mức, lại bị ảnh hưởng lối sống của bố mẹ nên ngày càng trở nên ích kỷ, độc đoán. Nhiều người nghĩ rằng đó là cái giá mà anh chị phải trả bởi làm nghề giáo mà họ đã không tạo cho mình tình yêu thương đồng loại và cũng không dạy con biết cách sẻ chia cho cuộc sống thêm phần ý nghĩa. 

 

Xã hội Việt Nam vốn có truyền thống “Tương thân, tương ái”, tinh thần đó được duy trì và phát huy trong mọi thời đại. Để hoà chung dòng chảy ngọt ngào đó, thiết nghĩ, dù sống trong hoàn cảnh nào, các bậc làm cha, làm mẹ cũng nên dạy con biết cách sẻ chia, để thế hệ mầm non tương lai có một nhân cách tốt.

 

                                                                                          Lam Nguyệt

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục