Lỗ hổng đội ngũ làm phim truyền hình đang được chắp vá bằng những người chưa từng hiểu biết gì về phim ảnh

 
Ngoài việc hút nhân lực từ các lĩnh vực nghệ thuật khác, sự bùng nổ của phim truyền hình còn dẫn đến việc thiếu hụt trầm trọng nhân sự đoàn phim, lỗ hổng đó đang được chắp vá bằng những người chưa từng biết gì về phim ảnh. Đội ngũ làm phim truyền hình đang ngày càng bị nghiệp dư hóa trong thời buổi “nhà nhà làm phim, người người làm phim” như hiện nay.

Trong “cơn khát” nhân sự làm phim truyền hình, nhiều hãng phim đã phải tự tạo nguồn nhân lực. Trong ảnh: Đạo diễn Nguyễn Quang Minh (bìa trái) trên trường quay phim Lốc xoáy tình đời - người vừa được Hãng phim Phước Sang cử đi học khóa đào tạo đạo diễn ngắn hạn để về làm phim cho đơn vị này

 

Vừa thiếu vừa yếu

 
Đạo diễn Xuân Phước nhận định: “Có thể nói tình hình nhân sự làm phim hiện nay đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, thiếu hụt trầm trọng ở tất cả các vị trí, đặc biệt là thư ký trường quay. Thư ký được xem là cánh tay mặt của đạo diễn trên phim trường nhưng số người thạo việc, làm tốt cũng chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay”.
 
Với những đạo diễn có tên tuổi, làm việc lâu năm thì có thể tìm cho mình những cộng sự ăn ý đã từng hợp tác. Đạo diễn Xuân Phước nói bản thân anh có một ê kíp làm phim trong nhiều năm qua như quay phim Lê Trí, thư ký Ngọc Thi, họa sĩ thiết kế Võ Đình Ngọc nên có thể yên tâm phần nào khi ra phim trường do ai cũng thạo việc, đoàn phim luôn hỗ trợ tốt cho nhau. Nhưng không phải lúc nào đạo diễn cũng có những may mắn như thế.
 
Khi phim được sản xuất tràn lan, nhân sự không có thì việc tranh giành đội ngũ làm phim giữa các hãng cũng thường xuyên xảy ra. Hãng nào muốn giữ “người của mình” thì buộc phải trả lương “nuôi” cộng sự mỗi tháng. Nếu không, các đoàn phim phải chấp nhận cảnh chia người.
 
Chính vì khan hiếm như thế nên dẫn đến một thực trạng  đáng lo ngại là sự pha tạp của các thành phần làm phim mà nói theo một đạo diễn thì có những ê kíp làm phim hiện nay đang trong tình trạng “tả pí lù”, nhiều người đứng vào hàng ngũ làm phim nhưng lại không hiểu gì về phim ảnh. Nếu như đạo diễn, diễn viên, quay phim, họa sĩ thiết kế còn được đào tạo ở trường thì những bộ phận khác, như: âm thanh, ánh sáng, phục trang, hóa trang, thư ký trường quay... đều học theo kiểu truyền nghề. Do nhu cầu quá lớn nên chẳng cần tay nghề cao, đội ngũ này vẫn được các đoàn làm phim săn đón.
 
Bên cạnh đó, có một lực lượng lớn những người được “bổ sung” đoàn phim hiện nay chỉ là lao động phổ thông, quen làm việc tay chân là chính chứ không hiểu gì về sáng tạo. Không được đào tạo bài bản, lại thiếu kinh nghiệm nên việc xử lý công việc trên trường quay của đội ngũ làm phim nghiệp dư này khó mà đòi hỏi đạt đến sự hoàn thiện cho tác phẩm.
 
Nhiều đạo diễn có cùng chia sẻ lắm lúc đạo diễn phải vất vả, căng thẳng “tả xung hữu đột” trên trường quay, kiêm nhiệm chỉ đạo gần hết mọi khâu để “chạy việc” vì “nếu không nhúng tay vào, không theo dõi, nhắc nhở từng ly từng tí thì khi lên phim có khi là hỏng hết”.
 
Chuyên nghiệp: Còn trong mơ!
 
Lâu nay vẫn nghe điệp khúc “phim kém chất lượng vì thiếu kinh phí và thời gian”, nhưng thực sự nhìn lại, việc nghiệp dư hóa đội ngũ cũng là nguyên nhân làm cho phim truyền hình ngày càng giảm chất lượng.
 
 “Đạo diễn không thể ba đầu, sáu tay để có thể quán xuyến hết mọi công việc trên trường quay. Không thể lúc nào cũng nhấp nhỏm ngồi trước màn hình xem chất lượng phim lại phải vừa nháo nhào chạy ra chỗ ánh sáng, quay phim bảo phải đặt góc máy thế này, thế khác. May thì có cộng sự giỏi, hiểu nghề; không thì đành chịu vậy. Xét cho cùng, mình có cố hoàn thiện từng phân cảnh thì nhà sản xuất cũng không màng đến điều đó. Cái họ cần là làm sao để bộ phim hoàn thành sớm, kịp đưa vào lịch phát sóng đúng theo kế hoạch đã đăng ký với nhà đài. Ngay cả nhà sản xuất, không phải ai cũng hiểu biết về phim, chỉ xem phim ảnh là hàng hóa thì còn bàn gì nữa đến chất lượng nghệ thuật. Đạo diễn rốt cuộc cũng chỉ là một kẻ làm thuê không hơn” – một đạo diễn đã nói với thái độ bất lực như thế trước tình trạng làm phim đang ngày càng bị nghiệp dư hóa như hiện nay.
 
Trong tham luận phát biểu tại đại hội điện ảnh vừa qua, đạo diễn của phim Ma làng, Nguyễn Hữu Phần, nhận định gay gắt: “Sự thiếu chuyên nghiệp còn ở chỗ người làm phim đang quá tải, cứ làm liên tục từ năm này qua tháng khác thì còn ai lấy đâu ra thời gian, công sức để đọc sách, cập nhật thông tin, suy nghĩ về nghề nghiệp. Cứ như vậy, người làm phim ngày càng xơ xác, lạc hậu, trống rỗng về trí tuệ chứ nói gì đến việc cập nhật những tiến bộ nghề nghiệp hoặc công nghệ thế giới”.
Chỉ biết khai thác, không ai đào tạo
 
Nói theo một đạo diễn lâu năm có tâm huyết với nghề thì: “Cái thiếu lớn nhất của phim ảnh hiện nay là cái tâm, đức của những nhà làm phim, thiếu một “lời thề danh dự” để bảo đảm giá trị đúng nghĩa của một bộ phim do mình đứng tên sản xuất”.
 
Nhà sản xuất chỉ xem phim ảnh là một sản phẩm kinh doanh có lời, chỉ yêu cầu kịch bản viết sao cho thu hút quảng cáo là được, không màng đến sự trùng lắp sáo mòn nội dung, bối cảnh. Đạo diễn Võ Việt Hùng bày tỏ: “Chất lượng phim thì trăm dâu đổ đầu đạo diễn, nhưng nhà sản xuất lại là người toàn quyền quyết định từ khâu diễn viên cho đến nhân sự đoàn phim.
 
Có lúc tôi thật sự ngao ngán khi những “cộng sự” trên phim trường của mình là con em, quen biết với nhà sản xuất rồi được giao việc trong đoàn”. Đạo diễn nổi tiếng với loạt phim chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh ưu tư: “Lâu nay mình cứ ta thán chuyện làm phim thiếu chuyên nghiệp, lại cứ mơ ước ngày phim ảnh được chuyên nghiệp hóa nhưng lại không thấy có động thái nào để đầu tư, tạo được nguồn nhân lực bền vững. Mà trách nhiệm này thuộc về những người có thẩm quyền”.

 

                                                                                       Theo NLĐ

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục