Làm phim độc lập gần như giống với tay không bắt giặc. Từ xuất phát điểm là số không để có được thành công và quan trọng hơn hết là để phim của mình được công nhận.

 

Cùng với những đam mê của những nhà làm phim trẻ, việc làm phim “độc lập” không tránh khỏi những vấp váp khi phải đối diện với hàng trăm, hàng nghìn khó khăn khi cho ra đời đứa một tác phẩm điện ảnh. Dù hay dù dở, trước hết đây cũng là những nỗ lực không mệt mỏi của những người đã yêu, đã đam mê và muốn thử sức với môn nghệ thuật thứ 7 này.

Phim độc lập là gì?

Khái niệm phim “độc lập” ra đời ở Mỹ, chỉ những bộ phim được làm bởi các hãng phim nhỏ, những nhà làm phim cá nhân bên ngoài đế chế Hollywood.. Họ là những người làm điện ảnh trẻ, làm phim với kinh phí thấp, không quan tâm đến mục đích thương mại, mà chú ý đến những tìm tòi nghệ thuật, quan tâm những vấn đề xã hội chứ không phải là giải trí, hành động như các phim của Holywood. Dòng phim này bắt đầu manh nha từ đầu thập niên 80 của thế kỷ 20. Cho tới nay, dòng phim này đã trở thành đối trọng với những bộ phim có kinh phí lớn do Hollywood sản xuất. Nhiều bộ phim “độc lập” đã đoạt những giải thưởng danh giá tại các Liên hoan phim quốc tế uy tín như Slumdog millionaire, The hurt locker…

Một hình ảnh trong phim “ Nhọc nhằn than” của đạo diễn trẻ Lê Mỹ Cường. Ảnh: YxineFF
Một hình ảnh trong phim “ Nhọc nhằn than” của đạo diễn trẻ Lê Mỹ Cường. Ảnh: YxineFF

Tại Việt Nam, mặc dù khán giả đã nghe nói và tiếp cận với phim độc lập nhiều hơn nhưng khái niệm phim độc lập thực sự vẫn chưa được phổ biến rộng rãi và chưa được hiểu cặn kẽ. Các đạo diễn phim Việt Nam thay vì đầu quân cho những hãng phim sẽ tìm cho mình một con đường riêng, tự làm phim, tự tìm tài trợ, tự phát hành…để khẳng định mình.

Làn gió mới của phim độc lập đến Việt Nam có lẽ bắt đầu từ các đạo diễn Việt kiều. Thập niên 1990, đạo diễn trẻ Trần Anh Hùng từ Pháp về Việt Nam làm 3 bộ phim độc lập điển hình và đưa anh trở thành một tên tuổi nổi tiếng ở Châu Âu. Phim của Trần Anh Hùng giành giải ở LHP Cannes, Venice, thậm chí được để cử Oscar cho phim nước ngoài hay nhất (“Mùi đủ đủ xanh”, 1995). Sau Trần Anh Hùng là Tony Bùi, đạo diễn Mỹ gốc Việt với bộ phim “Ba mùa”, bộ phim có kinh phí dưới 500.000 USD giành đến 3 giải thưởng cao nhất tại LHP Sundance năm 1999. Gần đây nhất là Nguyễn Vũ Nghiêm Minh với “Mùa len trâu”, Stephane Gauger với “Cò và chim se sẻ” là những điển hình cho dòng phim độc lập của các đạo diễn Việt kiều. Chính những cú hích từ các đồng nghiệp này khiến các đạo diễn trẻ trong nước từ bỏ lối làm phim “chờ thời” để tự tìm kiếm cơ hội và khẳng định mình.

Tay không bắt giặc 

Khi quyết định làm phim độc lập, các đạo diễn đã phải xác định cho mình trước mắt là rất nhiều khó khăn, trăm mối lo toan. Nào lo về kinh phí, nào lo tìm tài trợ, rồi chiếu phim ở đâu, quảng bá thế nào, khán giả có hưởng ứng không….Làm phim độc lập gần như giống với tay không bắt giặc. Từ xuất phát điểm là số không để có được thành công và quan trọng hơn hết là để phim của mình được công nhận, những nỗ lực của mình được công nhận.

Kinh phí vẫn luôn là vấn đề đầu tiên đối với những người làm phim độc lập. Các đạo diễn “độc lập” đều phải vất vả xoay sở tìm kinh phí để thực hiện tác phẩm của mình. Ở Việt Nam, những nhà làm phim “độc lập” đều còn rất trẻ. Họ, hầu hết đều chưa có tiếng tăm nên rất khó để thuyết phục các nhà tài trợ. Hơn nữa, với tính chất của phim độc lập, nhà tài trợ không được phép can thiệp vào phần nội dung (dù ít hay nhiều), và đặc biệt “dị ứng” quảng cáo. Vì thế, việc tìm người chịu tài trợ cho các dự án phim độc lập càng trở nên khó khăn hơn.

Vì phải làm với kinh phí ít ỏi nên diễn viên thường là nghiệp dư, thậm chí là bạn bè có khả năng diễn xuất. Khả năng thành công và được nhớ đến cũng giảm đi ít nhiều. Hơn nữa, cũng vì ít vốn nên đa số các phim “độc lập” của các đạo diễn trẻ Việt Nam đều là phim ngắn. Ngoài ra, khi làm phim độc lập sẽ không có nhà sản xuất để hỗ trợ đạo diễn trong những việc ngoài chuyên môn. Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới công việc chỉ đạo diễn xuất của đạo diễn..

Việc phổ biến, quảng bá một bộ phim “độc lập” là một vấn đề nan giải không kém. Muốn tác phẩm được nhiều người biết đến, nhà làm phim phải quảng bá, tiếp thị. Nhưng họ lại không có tiền nên đành phải chia sẻ “đứa con tinh thần” qua mạng. Việc chiếu phim ở rạp cũng không đơn giản vì nước ta chưa có rạp nào dành suất chiếu cho phim ngắn. Do vậy, phim sau khi hoàn thiện thường chỉ dành chiếu cho bạn bè xem là chính.

Loay hoay tìm đầu ra

Quá trình thực hiện một bộ phim độc lập đã gặp nhiều khó khăn. Nhưng để phim có được đầu ra, được trình chiếu đến đông đảo công chúng lại là một chặng đường còn khó khăn gấp bội. Đạo diễn Đỗ Quang Hải cho biết: “ Chúng ta vẫn chưa có một thị trường phim và một hệ thống giải trí đủ mạnh để có thể khai thác các yêu tố của những NLPĐL. Nên để thực hiện được một bộ phim theo quan niệm này ở ta, rõ ràng là khó hơn so với các nước khác. Họ có hẳn một hệ thống những nhà phát hành (mặc dự khiêm tốn) cùng với những LHP dành riêng cho những phim độc lập. Ta thì không!”

Tuy nhiên, gần đây cũng có một tín hiệu vui cho những nhà làm phim độc lập là sự ra đời của đến một liên hoan phim ngắn trực tuyến mang tên Yxine Film Festival (YxineFF). Là một tiệc phim ngắn trực tuyến diễn ra tại địa chỉ www.yxineff.com, YxineFF sẽ giới thiệu điện ảnh trẻ độc lập với khán giả Việt ngữ toàn cầu. Vào 21 giờ thứ bảy hàng tuần, YxineFF trình chiếu một bộ phim mới thuộc một trong 3 chuyên mục: Tranh giải, Toàn cảnh hay In Focus.

Không dừng ở khuôn khổ một cuộc thi với giải thưởng, ban tổ chức tiệc phim này còn có kế hoạch phổ biến các tác phẩm dự thi xuất sắc tới khán giả bằng việc phát hành DVD. Họ cũng mong muốn làm cầu nối giữa các nhà làm phim với nhau, giữa nhà làm phim với nhà đầu tư hay tạo điều kiện cho các đạo diễn trẻ tham dự các Liên hoan phim ngắn quốc tế.

Hy vọng đây sẽ là khởi đầu tốt đẹp cho những nhà làm phim độc lập tại Việt Nam, không chỉ để sự sáng tạo của họ được biết đến mà còn góp phầ phát triển tiếng nói của điện ảnh độc lập Việt Nam trên thế giới.

 

                                                                                     Theo BLĐ

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục