Cảnh trong phim

Cảnh trong phim "Tây Sơn hào kiệt".

Ngay khi ra mắt, "Tây Sơn hào kiệt" (Hãng phim Lý Huỳnh), bộ phim dã sử đầu tiên về người Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ với trận thắng Ngọc Hồi lịch sử, đánh tan 20 vạn quân Thanh, đã nhận được nhiều lời khen ngợi

 

Lần đầu tiên, điện ảnh Việt Nam có được những cảnh chiến đấu bằng võ thuật và binh khí thật nhất, hoành tráng nhất, khiến nhiều người gọi đây là "phim bom tấn của điện ảnh Việt Nam", "tương lai khả quan cho dòng phim lịch sử Việt" hay "Đại Xích Bích của Việt Nam" v.v…

Cuối tháng 6/2010, bộ phim được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam trao Bằng Xác lập kỷ lục Việt Nam "Bộ phim truyện nhựa thể loại dã sử võ thuật đầu tư dàn dựng quy mô, hoành tráng nhất". Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã tặng 10 Bằng khen cho bộ phim và các nghệ sĩ, diễn viên tham gia.

Với sự thành công về nhiều mặt, "Tây Sơn hào kiệt" sẽ được lựa chọn để trình chiếu trong Đại lễ Thăng Long - Hà Nội 1000 năm tuổi. Chiều 27/8, "Tây Sơn hào kiệt" đã được Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức ra mắt các nhà điện ảnh tên tuổi tại Hà Nội. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với NSƯT Lý Huỳnh, Tổng đạo diễn của phim "Tây Sơn hào kiệt".

- Trong khi các hãng phim tư nhân chạy theo những đề tài "hot" với giới trẻ, thì lý do nào để Hãng phim Lý Huỳnh mạnh tay đầu tư 12 tỷ đồng cho một bộ phim dã sử như "Tây Sơn hào kiệt"?

- Tôi dự định làm một loạt phim về các Anh hùng dân tộc, như Hoàng đế Quang Trung, nữ tướng Bùi Thị Xuân, Nguyễn Trung Trực v.v… Tôi chọn tái hiện hình tượng Hoàng đế Quang Trung, là để nhắc nhở các thế hệ cháu con về truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của cha ông. Ông lại là người võ nghệ cao cường nên rất hợp với sở trường của tôi nếu dựng phim. Hơn nữa, Trung Quốc đã có nhiều phim dã sử thành công, thậm chí, còn dành giải Oscar như Hero, nên tôi nghĩ, điện ảnh Việt Nam cũng dần phải khẳng định ở lĩnh vực này. Muốn vậy, phải có người tiên phong.

- Lần đầu tiên trong nền điện ảnh nước nhà, một góc lịch sử Việt Nam đã được tái hiện hào hùng trong bộ phim dã sử với sự hoành tráng và những đại cảnh rất ấn tượng. Ông có thể chia sẻ với bạn đọc đôi điều về hậu trường phim được không?

- Để có những cảnh quay hoành tráng, ấn tượng, chúng tôi phải sử dụng tổng thể 20.000 diễn viên quần chúng, quay ròng rã trong một tháng trời. Chỉ riêng đặt làm 10 khẩu súng thần công đã ngốn 120 triệu. Đó là chưa kể 100 con chiến mã đúng tiêu chuẩn, thuê từ trường đua Phú Thọ và 100 con voi ở Buôn Ma Thuộåt. 4.000 bộ trang phục được may theo mẫu ở Bảo tàng Quang Trung để cho quân Tây Sơn và quân Thanh mặc khi đánh nhau, cũng là một kỷ lục của phim này. Hơn 200 võ sư cổ truyền Đình Định và Vovinam tham gia diễn xuất, đã góp phần quan trọng tạo nên hào khí Tây Sơn một cách chân thực trong phim.

- 12 tỷ đồng là một con số rất lớn, nhưng lại chưa phải là nhiều để dựng phim dã sử. Ông làm cách nào để có thể "tằn tiệm" mà vẫn có những đại cảnh ấn tượng như đã có?

- Chính quyền và bà con Bình Định đã giúp đỡ đoàn làm phim rất nhiều. Khi quay cảnh tấn công đồn Ngọc Hồi, do không có trường quay, chúng tôi phải xin quay trên đất nhà ông Lê Anh Kiệt ở Củ Chi. Sau khi nghe về nội dung phim và xem bản vẽ, ông bất ngờ đề nghị được hỗ trợ toàn bộ mô hình cảnh quay trị giá trên 200 triệu đồng. Khu Du lịch Đại Nam cũng cho chúng tôi quay cả tháng trời với hàng ngàn diễn viên vào không thu vé, tổng cộng cũng vài trăm triệu. Nhiều diễn viên tham gia nhưng chỉ lấy cát-sê theo giá hữu nghị.

- Bà Anna Kan, Giám đốc Hãng phim Digital Magic, nơi "Tây Sơn Hào Kiệt" làm hậu kỳ, nhận xét: "Các diễn viên trong phim diễn rất đạt, từ ánh mắt đến từng cử chỉ. Họ liên kết với nhau thật tuyệt vời, để diễn tả được sự hùng mạnh của một bộ phim lịch sử. Ông có thể chia sẻ về quan điểm chọn diễn viên của mình?

- Bộ phim hội tụ được 3 thế hệ diễn viên điện ảnh: NSND Đoàn Dũng, NSND Thế Anh, Lý Huỳnh, Lý Hùng, Công Hậu, Tấn Hưng v.v… NSND Đoàn Dũng đã "tải" vai Tôn Sĩ Nghị xứng với danh tiếng của ông, mà tôi chắc khó ai làm nổi. Cũng chỉ một ánh mắt, một nét môi run rẩy, NSND Thế Anh đã lột tả thật sâu sắc tâm lý Nguyễn Hữu Chỉnh, một người đa mưu túc kế. Với ngoại hình khá giống Hoàng đế Quang Trung, lại giỏi võ nghệ, Lý Hùng có nhiều lợi thế khi vào vai này, Lý Hùng đã thể hiện tốt được thần thái uy nghi, lẫm liệt của người Anh hùng áo vải. Lựa chọn Hoa hậu Thùy Lâm cho vai Ngọc Hân bởi, Thùy Lâm mang nét ngây thơ, quí phái, sang trọng của người con gái xứ Bắc, tương đồng nhân vật cô đảm nhận. Các nghệ sĩ khác cũng đều hoàn thành xuất sắc vai diễn của mình! Ý kiến của khán giả và các nhà chuyên môn là sự thẩm định khách quan nhất cho bộ phim!

- Xin cảm ơn NSƯT Lý Huỳnh!

NSND Huy Thành: Đó là phim cổ trang khá nhất từ trước đến nay.

NSND Đình Quang: Một bộ phim thực sự hoành tráng, ấn tượng, đáng được tự hào trong nền điện ảnh Việt Nam. Nếu không phải một võ sư như Lý Huỳnh, không thể có được một bộ phim chân thực đến thế!

NSND Bùi Đình Hạc: Thấm đẫm trong "Tây Sơn hào kiệt" là cái hồn dân tộc, với tinh thần chống xâm lăng. Bộ phim được xây dựng công phu, từ cấu trúc đến diễn viên, đều chặt chẽ và chân thực, thể hiện được ý tưởng lớn lao.

 

                                                                                          Theo CAND

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục