Hãy chung tay nuôi day con trẻ 
        ( ảnh minh hoạ)

Hãy chung tay nuôi day con trẻ ( ảnh minh hoạ)

(HBĐT) - Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng trẻ do nhận thức về hôn nhân - gia đình chưa chín chắn nên mỗi khi nảy sinh mâu thuẫn thường cãi nhau, ly thân rồi đem đơn ra toà đòi ly dị.

 

Hành động thiếu suy nghĩ này đã làm tổn thương những đứa trẻ vô tội. Nhiều bậc cha mẹ đã không tôn trọng nhau lại còn đặt nặng trách nhiệm của mình trên con cái. Họ cho rằng, ly dị không ảnh hưởng đến con cái, đó là chuyện của người lớn. Hoặc vợ chồng không hoà thuận thì sống với nhau cũng chẳng có hạnh phúc, tốt nhất là nên ly dị để giải phóng tư tưởng cho cả hai bên.

 

“Duyên phận phải chiều”, vợ chồng là cái duyên, cái số chứ cha mẹ chẳng ai ép buộc hay ngăn cản được. Anh chị Đoàn - Liên vốn là đôi vợ chồng xứng đôi phải lứa, hợp duyên, hợp cảnh. Ngày chị Liên về làm dâu nhà chồng ai cũng khen chị nết na thuỳ mị, nói năng nhẹ nhàng, dễ nghe. Sau khi lần lượt hai “cách cách” ra đời, tâm tính chị thay đổi, ít nói, ít cười, các thành viên trong gia đình chị cũng thờ ơ, ngay cả người chồng mà chị thương yêu nhất cũng lạnh nhạt với chị. Cuộc hôn nhân đổ vỡ, anh chị ra toà khi hai đứa con còn nhỏ dại. Khi toà xử ly hôn, anh nuôi đứa lớn, chị nuôi đứa bé, chị đã vứt bỏ tất cả, không cần anh chăm nuôi, chị giành quyền nuôi cả hai đứa. Chia tay, lòng chị đầy tổn thương nhưng chị đã đứng vững để lo cho hai con cuộc sống đủ đầy về vật chất, giúp con ổn định về tinh thần, học hành thành đạt. Đến nay, đứa lớn đã vào đại học, đó là niềm hạnh phúc duy nhất mà cuộc đời dành cho chị. Nhưng với các con chị, tình yêu vẫn chưa trọn vẹn, chúng vẫn thấy thiếu đi một nửa “vầng trăng”, đó là tình yêu thương của người cha, chỗ dựa vững chắc cho con trẻ bước vào đời.

 

Cùng chung tâm trạng của những người phụ nữ bị phụ tình, chị Tình ở phường Chăm Mát (TPHB) chia sẻ: Khi hai vợ chồng chia tay nhau, lòng chị còn đau đớn vì bị chồng phản bội nhưng vì thương con nên chị vẫn để anh chăm nuôi con. Mình mất chồng đã thiệt thòi lại còn bắt con phải khổ như mình, tội nghiệp cho con trẻ  nên dù giận chồng, chị vẫn để anh có trách nhiệm nuôi con, để con chị vẫn được hưởng sự chăm sóc về vật chất, tinh thần của cha. Chị bảo: Thà lụy một người đàn ông mình từng yêu thương còn hơn lụy vào người đàn ông khác. Đó là cách tốt nhất để dung hoà tình cảm, giúp con trẻ ổn định về tâm lý. Khi cha mẹ ly hôn, con cái cần được bù đắp tình cảm nhiều nhất. Hơn nữa, để trẻ con phát triển toàn diện cần có vai trò của cả cha lẫn mẹ. Ngăn cản quyền thăm nuôi con hay dạy con ghét người sinh thành chỉ là để thoả mãn  sự ích kỷ và lòng hận thù của cha mẹ. Điều đó càng gây tổn thương, thiệt thòi nhiều cho con. Vợ chồng khi chia tay nhau có thể không tốt với nhau nhưng với con trẻ phải khác để chúng lúc nào cũng như đang được sống cùng cha mẹ.

 

Bỏ qua tự ái cá nhân, đặt quyền lợi của con cái lên trên là thông điệp, bài học từ những người đã thành công trong việc nuôi dạy con cái, níu kéo được người xưa làm tròn trách nhiệm với con khi hôn nhân đổ vỡ. Giữ được tình thân, cội nguồn cho con và quan trọng hơn là chính người trong cuộc cũng không còn sống trong sự giận hờn, căm ghét, đó là những giá trị đích thực mà mỗi người cần tự trang bị cho mình. Hành xử văn hoá với nhau thì hình ảnh của người xưa vẫn hiển diện, để cũng nhau tạo dựng tương lai cho con cái.

 

 

                                                                                          Ngọc Anh

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục