Giáo dục cho con đầy đủ các đức tính “công”,  “dung”,  “ngôn”,  “hạnh” để làm hành trang cho con gái vào đời. (ảnh minh hoạ)

Giáo dục cho con đầy đủ các đức tính “công”, “dung”, “ngôn”, “hạnh” để làm hành trang cho con gái vào đời. (ảnh minh hoạ)

(HBĐT)- Năm nay, con gái chị Phương đã nước vào tuổi 16, cô bé có khuôn mặt xinh xắn, dễ thương giống mẹ, nhưng tính nết thì lại khác mẹ một trời, một vực. Chị là người phụ nữ dịu dàng, đảm đam vậy mà con gái chị thì xốc nổi, bộp chộp lại vụng về. Đã thành thiếu nữ rồi mà cô bé chưa biết nấu lấy một bữa cơm cho gia đình.

 

Chị Phương than thở: Cũng là tại mình cả, thấy con học hành vất vả muốn tạo điều kiện cho con có thời gian nghỉ ngơi để tập trung cho việc học tập, không nỡ bắt con làm việc gì. Nhưng giờ nhìn con ngày một trưởng thành, chị nghĩ: chẳng mấy chốc con gái sẽ tốt nghiệp phổ thông rồi vào đại học và bắt đầu xa rời vòng tay của mẹ, nếu không dạy con cách làm con gái ngay từ lúc này e rằng quá muộn.

 

Nghĩ vậy, mấy tuần nay, chị dành trọn hai ngày nghỉ cuối tuần để hướng dẫn con làm việc nhà. Buổi sáng, hai mẹ con xách giỏ đi chợ mua thực phẩm. Chị hướng dẫn cho con cách chọn thực phẩm thế nào cho ngon và phù hợp với những món ăn mình cần làm. Buổi chiều, chị lại dẫn con đi siêu thị để mua sắm đồ dùng cho gia đình. Chị dặn dò con mua sắm những gì thực sự cần thiết, phù hợp với điều kiện sinh hoạt của gia đình không ôm đồm, lãng phí. Khoảng thời gian ở nhà hai mẹ cùng làm mọi việc, từ cơm nước, giặt giũ, lau dọn nhà cửa đến cách giao tiếp ứng xử. Trước sự dạy dỗ ân cần và ánh mắt chan chứa tình yêu thương của mẹ, con gái chị đã thực sự cảm thấy thú vị với những công việc nhỏ nhặt, không tên vốn dành cho những người phụ nữ. Cô bé còn dõng dạc khoe với các cô, các bác hàng xóm: Có tham gia những công việc nhỏ nhặt, rất “phụ nữ” ấy cháu mới hiểu được nỗi vất vả của mẹ. Giờ cháu đã lớn, ngoài việc học tập cháu sẽ dành nhiều thời gian hơn để đỡ đần mẹ việc nhà và học cách... làm con gái.

 

Cùng suy nghĩ như chị Phương, nhân kỳ nghỉ hè vừa qua, chị Hoài người hàng xóm vui tính của chúng tôi đăng ký cho con tham gia học lớp nấu ăn ngắn hạn. Thấy con hứng thú sưu tầm, thử sức với các món ăn để chiêu đãi cả nhà trong những ngày rảnh rỗi, chị vui lắm. Tự hào với thành tích mới của cô con gái cưng, chị bộc bạch: Là phụ nữ dù có học rộng tài cao giỏi công việc xã hội đến mấy cũng nên biết về nữ công gia chánh. Vì một người phụ nữ biết nấu ăn ngon, biết sức khỏe, đời sống tinh thần cho những người thân sẽ là người biết “giữ lửa” cho hạnh phúc gia đình bền vững.

 

Gần gũi con để hiểu con và định hướng cho con cách sống sao cho tốt, chăm lo, giáo dục cho con có đầy đủ các đức tính “công”, “dung”, “ngôn”, “hạnh” để làm hành trang cho con gái vào đời đã và đang là những việc làm có ý nghĩa trong  mọi thời đại.

                           

                                                                                       Ngọc Lan

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục