Việc tu bổ di tích Ô Quan Chưởng được đặt ra cách đây hơn một năm, nhưng mới đây, công việc này mới được bắt đầu. Sau khi tiến hành tu bổ có nhiều dư luận trái chiều.

Thế mới là trùng tu!

Nhiều người cho rằng việc tiến hành trùng tu một di tích lịch sử văn hóa của thủ đô Hà Nội cách đây gần 300 năm, lại là một cửa ô duy nhất của thành Thăng Long xưa còn lại đến bây giờ, đã thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân, nên các cơ quan chức năng, các nhà khoa học, đơn vị thi công đều đã rất cẩn trọng trong việc nghiên cứu, khảo sát, rút kinh nghiệm các công trình trùng tu trước đây, tìm nguồn kinh phí... rồi mới tiến hành để tránh gây sốc trong dư luận. Vì thế công việc tiến hành vào sau Đại lễ là thích hợp nhất.

Ô Quan Chưởng là một trong 5 cửa ô của Hà thành xưa gồm: Ô Cầu Giấy, Ô Cầu Dền, Ô Chợ Dừa, Ô Đống Mác và Ô Quan Chưởng. Hiểu được giá trị lịch sử và văn hóa như vậy, năm 2009, Quỹ Bảo tồn văn hóa của Đại sứ Mỹ đã công bố quyết định tài trợ số tiền 74.500 USD cho dự án bảo tồn, tôn tạo Ô Quan Chưởng.

Về việc tu bổ di tích Ô Quan Chưởng, Ban Quản lý di tích và danh thắng (QLDT&DT) Hà Nội cho hay, Dự án Chống xuống cấp di tích này chủ yếu tập trung vào các hạng mục nhỏ, thay lại những cấu kiện không đúng với nguyên gốc, sửa lại những kiến trúc vật chất bị rêu phong ăn hỏng, lắp lại hai cánh cửa, lát đá phía bên trong cửa ô. Ban QLDT&DT đã phối hợp với Viện Bảo tồn di tích thuộc Bộ VH-TT&DL để tu bổ công trình này và tập trung xử lý triệt để các loại nấm mốc cùng các siêu khuẩn ăn vào gạch. Trong quá trình tu bổ, toàn bộ số gạch cũ không đúng niên đại của Ô Quan Chưởng đã được bóc ra, thay vào đó là gạch vồ, loại gạch được tìm thấy rất nhiều trong các đợt khai quật Thành cổ Hà Nội và đúng với loại gạch dùng để xây Ô Quan Chưởng xưa.

Ô Quan Chưởng.

Thay áo hay làm mới?

Một số ý kiến cho rằng trùng tu có nghĩa là phải giữ nguyên hiện trạng, kể cả nước sơn, chỉ chống không cho xuống cấp hơn mà thôi. Nếu xây lại một phần hay thay gạch, quét sơn, đặc biệt là lớp vôi vữa hồ áo bên ngoài được trát bằng xi măng theo kiểu bê tông hóa, như vậy dễ gây cho người xem cảm giác bị làm mới. Một người dân sống cạnh đấy cho biết: Cũng có người khen làm mới cửa ô trông đẹp đấy. Nhưng “vẻ đẹp” của sự tân trang này trông như một bà già tóc bạc trắng vừa mới được “tô son, trát phấn”, vì nó tân kỳ quá. 

Cũng có người phát biểu, điều dễ thấy nhất là hình ảnh rêu phong cổ kính của Ô Quan Chưởng xưa kia đã bị thay bằng hình ảnh của một chiếc cổng mới với chiếc “áo choàng” bằng loại vật liệu màu nâu vàng vừa được sơn trát, trông rất hiện đại. Giữa dãy phố cổ cũ kỹ của Hà Nội, giờ đây Ô Quan Chưởng như một cổng ô vừa được xây mới chứ không giống một di tích lịch sử - văn hóa vừa được tu bổ, tôn tạo. Nghe nói trùng tu Ô Quan Chưởng bằng việc tiếp thu công nghệ quốc tế, khắc phục các lỗi mà các lần trùng tu của các công trình khác, làm rất cẩn thận và tỉ mỉ, nghiên cứu kỹ để giữ lại hồn cốt của cửa ô duy nhất còn lại này… Thế nhưng bây giờ thì thất vọng quá, không thấy khắc phục tí nào mà lại thấy tệ hại hơn, chẳng khác nào lôi đống xi măng ra trét lại rồi sơn vàng lên, thế là trùng tu di tích.

Theo chúng tôi, sự lo lắng của mọi người đều có lý, nhưng có thể chưa hoàn toàn thống nhất với nhau được khái niệm trùng tu. Mặt khác, vết trượt về những lần trùng tu trước đối với các di tích như chùa Dâu, cổng thành cổ Sơn Tây, bốt Vườn hoa Hàng Đậu, thành nhà Mạc... đã để lại dư âm không mấy êm thuận trong dư luận, nên ai cũng hoài nghi về việc trùng tu Ô Quan Chưởng là có cơ sở thực tế.

Nhưng nếu có cái nhìn thoáng hơn sẽ thấy vấn đề không phải là trông mới quá so với di tích, mà quan trọng là diện mạo của nó có đúng và gần giống diện mạo của công trình đã tồn tại từ mấy thế kỷ trước hay không? Dường như mọi người chủ yếu chỉ quan tâm đến những cái đập vào mắt mình khi đi qua ngắm nhìn, như màu sơn mới quá, nhưng có thể tại thời điểm mới xây, màu vôi quét lên đúng là như thế thì sao? Cơ bản là những chi tiết, kết cấu của di tích không thay đổi làm quá khác so với trước khi trùng tu là được.

Tuy nhiên dù mới hay cũ bề ngoài, điều quan trọng  là Ô Quan Chưởng vẫn phải giữ được hồn cốt lịch sử và văn hóa của nó là được, thế mới gọi là trùng tu chứ. Còn nếu muốn giữ nguyên cả nội dung kết cấu lẫn hình thức màu sơn thì quả là một sự đánh đố các nhà trùng tu và tốt nhất là để nguyên xi, phó mặc cho lũ siêu khuẩn, rêu phong, chuột, gián xử lý, cần gì phải trùng tu cho tốn công, tốn của lại mang tiếng là tiêu tiền dự án.

                                                                                 Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục