Lễ hội Khai hạ - Mường Bi năm 2011.

Lễ hội Khai hạ - Mường Bi năm 2011.

(HBĐT) - Lễ hội là hoạt động văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt từ thời xa xưa. Ngày nay, KT-XH ngày càng phát triển, nhu cầu về đời sống tâm linh cũng ngày càng cao, nhiều lễ hội được khôi phục. Thời gian tổ chức lễ hội nhiều nhất trong năm thường vào mùa xuân. Hàng năm, mỗi khi Tết đến, xuân về, trong làng, ngoài xã lại nô nức với lễ hội đầu xuân. Tuy nhiên, cùng với khôi phục, gìn giữ những nét đẹp truyền thống của lễ hội còn nhiều vấn đề quan tâm.

 

Hoà Bình được biết đến là  miền đất giàu bản sắc văn hoá, là nơi cư ngụ lâu đời của cộng đồng người Mường, Dao, Thái, Tày, Mông... Mỗi dân tộc lưu giữ những phong tục, tập quán đa dạng, phong phú với những lễ hội cộng đồng đậm tính tâm linh, văn hoá đặc sắc. Trên địa bàn tỉnh có 36 lễ hội truyền thống, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá, tinh thần của đồng bào các dân tộc. Nhiều lễ hội lớn được tổ chức ngay sau Tết Nguyên đán thu hút sự tham gia của đông đảo người dân trong tỉnh và du khách thập phương như lễ hội Khai hạ  Mường Bi (Tân Lạc), lễ hội chùa Tiên (Lạc Thuỷ), lễ hội đền Bờ (Cao Phong), lễ hội xên Mường (Mai Châu)... Ngày mồng 8/1 âm lịch, chúng tôi hoà vào dòng người tấp nập đổ về sân vận động trung tâm xã Phong Phú dự lễ Khai hạ - Mường Bi. ông Bùi Văn Linh, Trưởng phòng VH-TT huyện Tân Lạc cho biết: Lễ hội Khai hạ năm nay có điểm mới so với những năm trước là mở rộng không gian lễ hội từ xóm Luỹ đến xóm ải - làng Mường cổ đang được bảo tồn, gìn giữ. Lễ hội đã được tổ chức trang trọng với phần lễ cúng thành hoàng cầu cho một năm mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt; phần hội diễn ra các hoạt động văn hoá, thể thao đậm tính truyền thống như hát ví, thường rang, bọ mẹng, đánh mảng, bắn nỏ, đẩy gậy, ném còn, trưng bày các món ăn dân tộc... thu hút hàng vạn lượt người trong vùng tham dự. Công tác giữ gìn ANTT tại lễ hội được đảm bảo, không xảy ra các vụ việc vi phạm, cờ bạc trá hình. Việc tổ chức lễ hội Khai hạ luôn hướng đến gìn giữ những nét đẹp truyền thống, hướng về cội nguồn. Lễ hội đã trở thành ngày hội của người dân Mường Bi, là nơi hội tụ, gặp gỡ, giao lưu của người già, trẻ nhỏ, nam nữ thanh niên khắp các thôn, bản trong huyện, tạo không khí vui tươi, phấn khởi để bắt đầu vụ sản xuất mới trong năm.

 

Lễ hội là hoạt động mang đậm tính cộng đồng, hướng con người về cội nguồn văn hóa, cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn của những người đi trước và là biểu trưng sức mạnh của cộng đồng. Vì vậy, lễ hội gắn bó với đời sống tâm linh, tinh thần và văn hóa của người Việt. Theo các nhà nghiên cứu, lễ hội được chia làm 5 loại bao gồm: lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử cách mạng, lễ hội tôn giáo, lễ hội du nhập từ nước ngoài vào và lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch, đây là loại hình lễ hội mới, phát triển từ khi đất nước đổi mới và hội nhập. Bản thân lễ hội luôn có yếu tố tích cực, những giá trị truyền thống của lễ hội có thể nhận thấy đó là lễ hội đáp ứng tâm thức trở về nguồn, thông qua lễ hội biểu thị sức mạnh cộng đồng của làng, vùng, đồng thời tạo điều kiện cho con người sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, cân bằng đời sống hiện thực và tâm linh. Đây là những nét đẹp của lễ hội cần được gìn giữ và phát huy. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có không ít những bất cập, tồn tại xung quanh việc tổ chức lễ hội. Nhiều lễ hội có số lượng khách tham gia quá đông, do khuôn viên của di tích, danh thắng, không gian tổ chức có giới hạn nhưng lượng người tham gia quá lớn dẫn đến tình trạng quá tải, lộn xộn trong lễ hội. Trách nhiệm, ý thức văn hóa của nhiều người tham gia lễ hội còn hạn chế, xả rác bừa bãi gây mất vệ sinh môi trường, cảnh quan di tích, danh thắng. Không ít người đã đồng nhất đi lễ đầu năm với việc cúng bái đã làm mất ý nghĩa của cuộc hành hương về với cội nguồn. Tình trạng lập nhiều ban thờ, hòm công đức, du khách đặt tiền lẻ lộn xộn ở mọi nơi, mọi chỗ gây phản cảm và làm mất sự trang nghiêm của di tích; lợi dụng lễ hội để hoạt động bói toán, mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình...

 

Hoạt động lễ hội là hình thức lưu truyền văn hóa cho các thế hệ nên việc gìn giữ những nét đẹp truyền thống của lễ hội là vấn đề cần được quan tâm. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý, các cấp chính quyền cần coi trọng công tác quản lý, tổ chức lễ hội, tránh hiện tượng cải biến làm phai mờ bản sắc văn hóa của lễ hội.  Chú trọng công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ ý nghĩa của lễ hội, có ý thức chung khi tham gia lễ hội để mỗi người khi đến với lễ hội đều được hòa vào không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng, hưởng thụ những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc.

 

 

                                                                                       Hà Thu

 

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục