Ông Nguyễn Văn Đề (người đầu tiên bên phải ảnh) giới thiệu về cây dã hương nghìn tuổi.

Ông Nguyễn Văn Đề (người đầu tiên bên phải ảnh) giới thiệu về cây dã hương nghìn tuổi.

(HBĐT) - Chúng tôi có dịp trở lại xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) để thăm quan cây dã hương ngàn năm tuổi. Trái với lần đầu (năm 2009) khi đến đây trong tiết trời nắng nóng, lần này đến đây, chúng tôi lại gặp mưa rào. Nhưng dù thời tiết thế nào, đoàn chúng tôi cũng thấy thật thoải mái, khi được đứng dưới những tán lá xum xuê, xanh mướt của cây dã hương nghìn năm tuổi để trò chuyện và cảm nhận… Cây Dã Hương đã che nắng, mưa cho bao thế hệ người dân ở đây như thế...và bao đứa trẻ ở quê hương Tiên Lục này đã được lớn lên dưới tán cây ý nghĩa ấy với bao trưa hè mát rượi, bao trò chơi dân gian và những hương vị ngọt ngào của quê hương…

 

Người chào đón và giới thiệu với chúng tôi về cây dã hương là ông Nguyễn Văn Đề. Ngày nào cũng vậy, ông Đề ở bên cây dã hương để thực hiện nhiệm vụ trông giữ, cung cấp, thu nhận các tư liệu về cây. Ông Đề cho biết: cây dã hương được xác định là một trong những cây dã hương cổ thụ nhất thế giới (đứng thứ 2 sau một cây khác ở Ấn Độ). Các cụ già trong thôn kể lại rằng: từ lâu lắm, từ các đời cụ trước kể lại, cây đã to và đẹp lắm rồi. Trong ngọc phả của thôn còn có ghi rằng, vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786) khi đi ngang qua thôn, thấy cây dã hương to, đẹp đã sắc phong cho cây là “Quốc chúa đô mộc dã đại vương”, nghĩa là cây dã hương lớn nhất nước. Sau này, có nhiều đoàn khoa học đến để nghiên cứu và đo tuổi của cụ cây nhưng vẫn chưa tìm ra độ tuổi chính xác.

Cây dã hương nằm cạnh đình Viễn Sơn trong khu di tích thuộc thôn Giữa (xã Tiên Lục). Cây dã hương và đình Viễn Sơn đã "sánh đôi" cùng trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử. Theo ông Đề kể và những tư liệu lịch sử ghi lại: Vào thập niên 70 của thế kỷ trước, lúc đó miền Bắc có phong trào bài trừ mê tín dị đoan. Đình Viễn Sơn bị phá dỡ để làm HTX mua bán. Nhưng người chịu trách nhiệm chính phá dỡ bị đột tử không rõ nguyên nhân. Tin dữ khi ấy nhanh chóng loan truyền, người trong làng, ngoài xã xôn xao đồn thổi rằng ông này đã bị thánh phạt vì dám xâm phạm đến nơi tôn nghiêm thần bí. Từ đó, không ai còn nghĩ đến việc phá bỏ đình Viễn Sơn. Tuy nhiên, sau đó, ba gian tiền tế phía ngoài của đình vẫn bị biến thành cửa hàng mua bán, được trưng dụng làm lớp học cho con trẻ Tiên Lục rồi làm kho quân khí. Nhưng đến đầu năm 1983, toàn bộ số vũ khí chuyển đi, ngôi đình đã được trả lại chức năng khởi thuỷ của nó.

Khi đình Viễn Sơn được trả lại chức năng khởi thủy thì lại đến lượt cây dã hương gặp nạn. Khi chuyển số vũ khí trong đình Viễn Sơn đi K, người ta đem vứt bỏ giẻ lau súng, đạn ra phía ngoài. Đám trẻ chăn trâu trong làng nghịch ngợm đã lấy giẻ nhét vào các lỗ hổng quanh thân cây dã hương châm lửa đốt. Chúng đâu ngờ thân cây dã hương cổ có một số lỗ thông lên ngọn, khi lửa cháy đã bén thông nhau. Toàn thân cây âm ỉ cháy nhưng vì cháy ngầm nên rất khó phát hiện. Phải đến ngày hôm sau, người dân trong xóm mới phát hiện ra sự việc. Mọi người xúm vào dập lửa nhưng do lửa cháy to, lại cháy âm trong lòng thân cây khổng lồ nên các biện pháp dập lửa thủ công không hiệu quả. Khi đó, chính quyền xã Tiên Lục đã phải nhờ xe cứu hỏa từ trên tỉnh về hỗ trợ. Họ đã phải trèo lên cây, dùng đất bịt hết các lỗ thông khói rồi phun nước ngầm vào thân cây từ dưới lên mới cứu được cây dã hương.

Tại Viễn Sơn vẫn lưu giữ nhưng câu chuyện về sự nổi tiếng của cây dã hương. Người dân tự hào là cây dã hương bén rễ ở đất Bắc Giang mà hương thơm tới tận Bắc Ninh vì dân xóm đạo ở đây đã từng dâng cây thánh giá gỗ dã hương về nhà thờ Bắc Ninh, cây dã hương làng tôi ở đất Bắc mà rễ vươn tới tận Huế vì có vị quan đã từng về tận đây chặt một đoạn rễ để tiến vua, thậm chí có chuyện rằng cây dã hương làng tôi mọc ở nước Nam mà cành sang tận trời Tây" là vì toàn quyền Pháp là Dume cũng từng về đây cưa cành mang về Pháp (?).

Cũng theo lời ông Đề, các bậc cao niên đất Tiên Lục đã nghiệm ra một hiện tượng khá thú vị, đó là mối liên hệ giữa cây dã hương cổ thụ với đời sống xã hội đương thời. Rằng cây dã hương chẳng bao giờ gãy cành vì gió bão. Khi có một cành nào đó già khô rơi xuống nhường lại cho những cành mới vươn lên là đều có những sự kiện trọng đại diễn ra (!?).  Cụ thể như năm 1945, cành dã hương đầu tiên mà người dân thấy khô rụng xuống  như cánh chim báo tin vui trước thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Cuối năm 1974, cây dã hương rụng cành thứ hai - như thể muốn báo hiệu một mùa xuân đại thắng sắp đến. Sự liên hệ giữa chuyện gãy cành cây dã hương cổ thụ với những sự kiện trọng đại đất nước, nếu có thì cũng chỉ là sự ngẫu nhiên. Tuy nhiên, dưới góc độ khác, điều này cho thấy cây dã hương đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của những người dân nơi đây.

Ông Đề cũng cho biết thêm, từ bao lâu rồi, hội hè, đình đám, việc nước, việc làng dân thôn đều chọn sân đình Viễn Sơn, dưới gốc cây dã hương để bàn định, tiến hành. Cây dã hương đã gắn bó mật thiết với cuộc sống người dân Tiên Lục như vậy.

                                                                      Hồng Duyên

                        (Bài viết có sử dụng tư liệu nhiều nguồn)

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục