Xe tăng 390 và những chiến sĩ của thời khắc lịch sử đã được trả lại vị trí của mình trong lịch sử-

Xe tăng 390 và những chiến sĩ của thời khắc lịch sử đã được trả lại vị trí của mình trong lịch sử-

NDĐT- Hàng ngàn bài thi đại học môn sử đạt điểm không và lời nhận xét của một vị lãnh đạo có trách nhiệm trong ngành: “Chuyện bình thường” đang khiến dư luận phải suy nghĩ.

 

1- Nếu thi cử trở lại phản ánh đúng mặt bằng trình độ thí sinh, phản ánh đúng khoảng cách giữa người học giỏi, học khá, học trung bình và học dốt thì đó là chuyện bình thường. Bình thường trong tương quan với sự bất thường là thích điểm đẹp, thích hồ sơ đẹp, thích kết quả đẹp, thích 100% tỷ lệ đỗ cao và tốt nghiệp giỏi bắt chấp sự phân hoá tự nhiên về năng lực và sở thích, đến độ kết quả thi chỉ hụt đi vài phần trăm là đã đau đớn, ấm ức không ăn không ngủ. Vị lãnh đạo đã đúng nếu quả thật ông nói “bình thường” khi so sánh với hệ luỵ quen thuộc của bệnh thành tích.

Nhưng sẽ không bình thường, bởi vì nó là sử học, là một môn khoa học xã hội liên quan đến hiểu biết và ý thức về truyền thống dân tộc, về những dấu mốc và nhân vật quá khứ, về cảm nhận tự hào hay xấu hổ vì những sự kiện đã qua, về ý thức rút ra bài học cho tương lai - những thao tác tư duy rất cần trong hành trang vào đời của các thế hệ công dân mới.

Lại sẽ không bình thường, bởi với cơ cấu môn thi theo khối như hiện nay của chúng ta, trong số 12 khối thi có đánh số (A, B, C, D- thuộc khối Cơ bản), (H, K, M, N, R, T, V, S - thuộc khối năng khiếu), thì chỉ duy nhất có hai khối bắt thi lịch sử. Trong khối cơ bản chỉ có khối C (Văn, Lịch sử, Địa lý). Trong khối năng khiếu chỉ duy nhất có khối R (Văn , Lịch sử, Năng khiếu).

Oái oăm ở chỗ, cái môn học vốn đã là đầu vào bắt buộc thi đại học ít ỏi, lại còn đồng nghĩa với quan niệm là không cơ bản cho 10 khối thi còn lại. Không cơ bản, tức là biết cũng được, lờ mờ cũng được, lẫn lộn cũng được, không biết cũng không sao. Cứ hết lớp 12 mà không phải thi hai khối C, R thì Nguyễn Huệ là anh em với Nguyễn Du cũng được! ; Tên nước Việt Nam ra đời từ bao giờ cũng không cần biết! Đàn Nam Giao là một loại đàn cổ cũng được! (Dẫn theo tư liệu trong cuốn Tìm về Bản sắc văn hoá Việt Nam- GS.TS Trần Ngọc Thêm).

Oái oăm này “quan trọng” đến nỗi nó tạo ra những oái ăm hệ luỵ - tức là nó chi phối cả 12 năm học tập xuyên ba cấp học của học sinh, bởi vì ngay từ lúc cắp sách đến trường, rất nhiều phụ huynh và cả học sinh đã dần bồi đắp quan niệm: “Thế cháu nó định thi đại học khối gì” để định hướng học hành.

Câu hỏi rất quan trọng: sau này con muốn làm nghề gì, trở thành ai, đầy lãng mạn, gợi mở, đáng nhẽ sẽ tạo nên nhiều động lực học hỏi, khao khát vươn lên, rút cuộc bị biến tướng, chặt chém lại, gọn lỏn trong một sự đối phó rất thực dụng “Thi khối gì?”.

Bởi thế, lại sinh tiếp hàng loạt các hệ luỵ: với học trò thì không định thi thì không học; học cho xong đối phó; xin nâng điểm, chạy điểm cho đẹp học bạ tốt nghiệp; với giáo viên thì ôm niềm tủi phận với nghề bạc bẽo “chả ra gì”; là “ông thánh hạng hai” không ai “thờ cúng, hương khói” trong ngôi đền sư phạm được phân chia đẳng cấp sang hèn; rồi mặc cảm đó dẫn tới không phải không có việc giáo viên “hành” học sinh lúc dạy, lúc thi, lúc xếp loại tốt nghiệp; giáo viên dạy cho xong chuyện, lên lớp theo đúng nghĩa vụ ăn lương; giáo viên không thể chuyên tâm với nghề bởi đồng lương hạn hẹp, ít tiết dạy, không ai học thêm, phải đi làm nghề phụ kiếm sống; rồi nhà trường tặc lưỡi bố trí giáo viên không phải được đào tạo chuyên ngành lịch sử đi dạy lịch sử bởi đó là môn phụ, “môn học thuộc lòng, ai dạy mà chả được, cứ sách giáo khoa mà nói!”

Hệ luỵ mẹ đẻ hệ luỵ con, trong khi tình yêu lịch sử đã mòn mỏi lại càng mòn mỏi, với giờ học buồn chán, nghề học khó kiếm việc, việc làm không nuôi sống nổi người...

2- Nói chương trình khô khan, nặng nề, nhồi nhét cũng là một lý do quan trọng. Nhưng khi cả người dạy và người học đa phần đều không còn thấy ở những bài giảng, nhân vật, và sự kiện sự hấp dẫn nữa; không còn tình yêu nữa, có chăng chỉ là “yêu đơn phương”, “yêu vụng nhớ thầm” - theo đúng ngôn ngữ của tình yêu, hay nói như Xuân Diệu “Cho rất nhiều nhưng chẳng nhận bao nhiều/Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết”- thì hệ luỵ sẽ còn đẻ mãi.

Nhà sử học Dương Trung Quốc từng bàn về sự hấp dẫn của sử học gắn liền với hai thuộc tính: trung thực và công bằng. Tôi cho điều đó hoàn toàn đúng.

Đã có một thời thế hệ U70 lớn lên với những bài học về sự mất nước trong thời Nguyễn với khái niệm “cõng rắn cắn gà nhà”, rồi “Phan, Lâm mãi quốc triều đình khí dân” (Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp bán nước, triều đình coi thường dân) Điều đó, cùng với thời gian, độ lùi của lịch sử, sự dũng cảm và công phu của các nhà sử học, quan niệm cởi mở công tâm của nhà lãnh đạo, đã được nhìn nhận khách quan, bình tĩnh và công bằng hơn. Nếu học sinh biết rằng, Đại thần Phan Thanh Giản là người đã ký Hoà ước Nhâm Tuất 1862 để mất ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ vào tay giặc Pháp, theo lệnh vua sang Pháp thương thuyết chuộc lại ba tỉnh không thành, và tiếp đó năm 1867 trước sức mạnh quân sự của Pháp và xu thế chủ hoà của nhà Nguyễn, ông đành để mất nốt ba tỉnh miền Tây, gánh chịu án dư luận suốt hơn 150 năm từ đó đến nay. Năm 1963, ở miền Bắc, ông đã bị một quan niệm khá chính thống trong giới sử học cho là kẻ “bán nước”. Quan niệm đó kéo dài cho tới sau 1975 khi nhiều đường phố mang tên Phan Thanh Giản ở miền Nam đã bị đổi tên khác...

Nhưng bên cạnh đó còn những sự thật và những uẩn khúc đáng nghĩ khác.

Rằng vì sao, sau khi để mất nốt ba tỉnh miền Tây, ông đã nhịn ăn 17 ngày liền và cuối cùng uống thuốc độc tự vẫn ?

Rằng vì sao Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn cùng thời với Phan Thanh Giản lại hết lời ca ngợi ông: “Minh tinh chín chữ lòng son tạc…”, rồi “Phan học sĩ hết lòng mưu quốc”(Văn tế lục tỉnh sĩ dân trận vong- Nguyễn Đình Chiểu)?

Rằng vì sao nhà Nguyễn, có ông vua hạ lệnh đục bỏ tên ông khỏi Văn Miếu rồi thời sau lại cho khắc lại tên ông cũng chính ngay tại Văn Miếu, khôi phục lại danh dự cho ông?

Vì sao những người con trai của ông đã nổi lên chống Pháp từ lúc ở Ba Tri, Bến Tre, người ra Hà Nội phò tá Nguyễn Tri Phương giữ thành Hà Nội, người bị đày sang Pháp, người về làm thày vua Thành Thái truyền lửa yêu nước cho vị vua trẻ sau này?

Vì sao Phan Thanh Giản vẫn sống trong lòng nhân dân Nam Bộ nói chung, Bến Tre nói riêng bền bỉ, tự nhiên và lâu dài đến vậy qua bao thăng trầm lịch sử; là nhân vật tranh cãi trong giới sử học Việt Nam bao năm qua và cho đến tận năm 2008, Viện Sử học kết luận: “Với nhận thức mới trên quan điểm lịch sử cụ thể, nhân vật Phan Thanh Giản xứng đáng được tôn vinh bằng nhiều hình thức khác nhau”, rằng 'Phan Thanh Giản là người nổi tiếng về đạo đức, có nhiều đóng góp trong lịch sử dân tộc; nên đề nghị tôn vinh ông, cho khôi phục, tôn tạo những di tích và những gì gắn liền với ông' ...và những kiến nghị đó đã được giới có thẩm quyền chấp nhận....

Đó là những góc khuất của lịch sử cần sự trung thực và công bằng của sử học và của người làm sử và bởi thế, đó cũng chính là vẻ đẹp và sức hấp dẫn của môn lịch sử, không chỉ trong trường học mà còn lâu dài với mỗi người trong suốt trường đời.

3 - Tôi vẫn muốn sẽ có ngày được đọc không chỉ những luận án khoa học công phú, cứ liệu phong phú, lập luận chặt chẽ thuyết phục mà còn là những tiểu thuyết, truyện ngắn, vở kịch về những năm tháng đau đớn, những khoảnh khắc, giờ phút dằn vặt, hối hận, rồi tuẫn tiết bi thương của Phan Thanh Giản - một bi kịch cá nhân phản ánh bi kịch của lịch sử dân tộc, để tâm hồn mình được thanh lọc, thăng hoa. Lịch sử khô khan ở con số và ngày tháng, nhưng không hề khô khan với số phận, con người, nhân tình thế thái và những bài học không bao giờ cũ về hoạ và phúc, về bạn và thù, về chuyện suy, vong, của một gia đình tộc họ, rộng lớn hơn là của một triều đại, một quốc gia. Nguyễn Trãi nói trong Cáo Bình Ngôlẽ hưng phế đắn đo càng kỹ” là đúc kết chuyện bao đời vậy.

Cái đó, chương trình và SGK dù được thiết kế hay đến mấy cũng không làm được. Cái đó, dù giáo viên có được tập huấn giảm tải đến mấy cũng không làm được. Cái đó, học sinh dù bố mẹ bắt đến mấy, dù thầy cô doạ điểm kém đến mấy, phải học vì sợ đến mấy – cũng sẽ không làm được

Truyền thống Việt Nam, giá trị Việt Nam, bản lĩnh và cốt cách Việt Nam trong thời chiến và thời bình, trong chiến đấu bảo vệ chủ quyền dân tộc trước ngoại xâm và trong xây dựng đất nước, là điều mà mỗi bài học lịch sử phải hướng tới.

Tinh thần đó, tình yêu sử học gắn với việc bồi bổ trí tuệ, tâm hồn, bản lĩnh và nhân cách công dân, quyết không thể chỉ dựa trên phân loại môn phụ và môn chính; môn thi hay môn không thi, khối C khối R hay khối gì khác, thi đại học lên hay chỉ hết 12 rồi đi làm việc mưu sinh.

Nó phải dựa vào căn cốt của giáo dục là cả dạy và học phải hướng đến những con người, dù sau này làm ngành nghề gì cũng phải được trang bị một kiến thức xã hội và nhân văn nền tảng để hiểu rõ lịch sử của chính mình trước khi hiểu về người khác – như Bác Hồ nói: “Dân ta phải biết sử ta”, để tự hào về nguồn gốc tổ tiên, dân tộc, để biết nghĩa vụ và trách nhiệm với quê cha đất tổ, nơi sinh ra, lớn lên và cũng là nơi ta sẽ gửi nắm xương tàn.

                                                                                       Theo Báo ND

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục