Giáo sư Phan Huy Lê

Giáo sư Phan Huy Lê

Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) cùng Quỹ Bùi Xuân Phái đã tiến hành trao tặng Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm 2011 vào chiều 31/8 tại Hà Nội.

 

Năm nay là năm thứ 4 liên tiếp giải thưởng này được trao tặng cho các tập thể, cá nhân có tấm lòng, tình yêu sâu nặng với Thủ đô Hà Nội đúng vào dịp sinh nhật cố họa sỹ Bùi Xuân Phái.

Năm nay, Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội đã được trao tặng cho Nhà giáo nhân dân, Giáo sư Phan Huy Lê, tôn vinh những đóng góp suốt đời của ông đối với lịch sử, văn hóa Thăng Long - Hà Nội.

Giáo sư Phan Huy Lê là chuyên gia hàng đầu về lịch sử Việt Nam, ông đã dành nhiều tâm huyết nghiên cứu lịch sử Hà Nội xưa và nay.

Ông là chủ biên hồ sơ đăng ký di sản thế giới cho Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, đồng thời đóng góp nhiều công sức quý báu vào hồ sơ Lễ hội Phù Đổng và Bia Tiến sỹ Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới.

Giáo sư Phan Huy Lê còn là người chủ trì nhiều Hội thảo lớn về Thăng Long - Hà Nội, đã chủ biên, viết 36 công trình nghiên cứu về Hà Nội, trong đó chủ biên cuốn sách "Bách khoa thư Hà Nội" (tập 1, Lịch sử Hà Nội 2010); "Địa bạ cổ Hà Nội" (2 tập, Nhà xuất bản Hà Nội 2010). Đặc biệt nhất là bộ sử "Lịch sử Thăng Long - Hà Nội" gồm 2 tập đã hoàn thành và đang được Nhà xuất bản Hà Nội in...

Giáo sư Phan Huy Lê còn viết nhiều bài nghiên cứu lịch sử, văn hóa, danh nhân Hà Nội; góp phần đào tạo cán bộ về giải pháp bảo tồn di sản văn hóa, khảo cổ học của Thủ đô.

Cùng với các đồng nghiệp, kiến thức chuyên môn và bản lĩnh, Giáo sư Phan Huy Lê luôn hết lòng bảo vệ di sản văn hóa Hà Nội, đấu tranh không mệt mỏi để giữ gìn các giá trị văn hóa đích thực của Hà Nội trước sức ép đô thị hóa.

Trước Giáo sư Phan Huy Lê, Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội đã được trao tặng cho nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc (2009), nhà văn Tô Hoài (2010)...

Năm 2010, Giáo sư Phan Huy Lê đã đại diện nhóm tác giả, chuyên gia nhận "Giải thưởng việc làm - Vì tình yêu Hà Nội" khi nhóm minh chứng được các giá trị to lớn cần gìn giữ của Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long; từ đó lập được kế hoạch bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện được bộ hồ sơ đề cử để khu di tích này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới trước thềm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.

"Giải tác phẩm - Vì tình yêu Hà Nội" năm 2011 có 3 đề cử, song giải thưởng chính thức đã được trao tặng cho các tác phẩm trong dự án "Hóa thạch sống" của họa sỹ Vương Văn Thạo vì đã tôn vinh được các giá trị của Thăng Long - Hà Nội bằng các sáng tạo độc đáo, có giá trị mỹ thuật cao.

Họa sỹ Vương Văn Thạo tiến hành dự án "Hóa thạch sống" từ năm 2004-2007, đã "hóa thạch" được 36 ngôi nhà cổ, đại diện cho 36 phố phường Hà Nội; bên cạnh đó là "hóa thạch" cầu Long Biên. Tháng 5, anh tiếp tục "hóa thạch" 36 cổng làng, đình, ngõ thuộc Hà Nội...

Hiện nay, toàn bộ "hóa thạch sống" của Vương Văn Thạo đã thuộc quyền sở hữu của Bảo tàng Mỹ thuật Singapore (SAM) và được bảo tàng này triển lãm định kỳ hàng năm để giới thiệu tới công chúng Singapore cũng như công chúng yêu nghệ thuật quốc tế.

Vượt qua 2 đề cử khác, giành "Giải ý tưởng - Vì tình yêu Hà Nội" năm 2011 là ý tưởng tổ chức Cuộc thi nhằm tìm kiếm các ý tưởng, giải pháp để cải tạo công viên Thống Nhất mà trọng tâm là sắp xếp, cấu trúc lại không gian hiện có để công viên gần gũi, thích ứng hơn với cộng đồng.

Chỉ phát động trong gần 1 tháng nhưng cuộc thi đã nhận được 22 đồ án tham gia. Ba trong số 22 đồ án đã được trao giải thưởng và đáng mừng là các đồ án được giải đều có tính khả thi, ít "phá dỡ" hiện trạng hiện có của công viên.

Đề án được giải Nhất sẽ được hoàn thiện và gửi lên Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, đưa ra triển lãm để lấy ý kiến cộng đồng.

Ý tưởng tổ chức cuộc thi này do Hội Quy hoạch đô thị Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu toàn cầu hóa (Đại học Hawaii, Hoa Kỳ), Trung tâm hỗ trợ và phát triển cộng đồng Lạc Việt, website Ashui.com phối hợp tổ chức.

"Giải việc làm - Vì tình yêu Hà Nội" của Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm nay đã được trao tặng tập thể các nhà khoa học, quản lý đã chăm sóc, cứu chữa
Rùa Hồ Gươm và đã có những biện pháp kịp thời, mạnh dạn, khoa học, hiệu quả trong việc bảo vệ "linh vật sống" của Thủ đô Hà Nội.

Đây được coi là việc làm lần đầu tiên trong lịch sử bảo vệ Hồ Gươm, thể hiện sự quyết đoán của lãnh đạo thành phố, các nhà khoa học trong bối cảnh chịu sức ép lớn từ dư luận.

Rùa Hồ Gươm đã được phục thuốc, điều trị và điều dưỡng sức khỏe. Đến thời điểm được thả về Hồ Gươm, rùa đã hoàn toàn được chữa lành các vết thương.../.

                                                                               Theo Vietnam+
 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục