Với mong muốn khơi dậy sức sống nội tại và chiều sâu văn hóa của mỗi dân tộc, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ VH-TT-DL lần đầu tiên tổ chức trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc. Sự kiện có quy mô cấp quốc gia này sẽ tổ chức tại Hà Nội khoảng trung tuần tháng 11-2011 với sự tham gia của 54 dân tộc.

 

  • “Kiểm kê” vốn di sản văn hóa

Ông Chu Tuấn Thanh, Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Ủy ban Dân tộc cho biết, sau nhiều năm xây dựng đề án và lấy ý kiến đóng góp của các ban ngành, địa phương, tới thời điểm này đề án đã được Chính phủ phê duyệt. Đây cũng được coi là một cuộc “kiểm kê” vốn di sản văn hóa các dân tộc.

Trang phục dân tộc Thái.

Dự kiến, số lượng thí sinh từ các địa phương về Hà Nội tham gia trình diễn khoảng 250 nam, nữ, đại diện cho 54 dân tộc anh em. Các thí sinh trình diễn trang phục của dân tộc mình (trang phục sinh hoạt, đám cưới, lễ hội truyền thống), đi kèm đồ trang sức (như vòng cổ, vòng chân, tay, hoa tai...) theo đúng truyền thống, không được cách tân, lai tạp. Ngoài khả năng trình diễn, các thí sinh phải thể hiện được khả năng ứng xử cũng như sự hiểu biết về văn hóa dân tộc mình.

Trang phục dân tộc H’Mông     Trang phục dân tộc Mường

Số người tham gia trình diễn được phân bổ số lượng, cơ cấu thành phần dân tộc và theo phân bổ vùng miền ở các địa phương. Đoàn Lào Cai sẽ có 18 người, Lai Châu 18 người, Hà Giang 16 người, Hà Nội, là thủ đô nhưng chỉ có 2 dân tộc trình diễn là người Kinh và người Mường. Nhiều tỉnh như Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên… chỉ có 1 dân tộc trình diễn là người Kinh.

Những dân tộc nào còn bảo tồn được trang phục cả nam và nữ thì được ưu tiên chọn cả nam và nữ tham gia trình diễn. Còn các dân tộc, trang phục nam gốc không còn gì độc đáo thì chỉ lựa chọn trang phục nữ. Tiêu chí tuyển chọn người trình diễn trước hết là công dân Việt Nam, nam cao 1m65 trở lên, nữ cao 1m55 trở lên trong độ tuổi từ 18 đến 40 và phải có hiểu biết sâu sắc về bộ trang phục của dân tộc mình.

Trang phục dân tộc Lô Lô            Trang phục dân tộc Nùng.

  • 5 dân tộc không còn trang phục truyền thống

Theo ông Chu Tuấn Thanh, tất cả các địa phương đều ủng hộ ý tưởng này. Họ cho rằng đây không chỉ là một cuộc trình diễn trang phục đơn thuần mà là một cuộc “kiểm kê” bản sắc văn hóa các dân tộc, xem cái gì còn, cái gì mất. Có những dân tộc có đến hơn 10 loại trang phục thì cần tìm trong đó loại trang phục đặc sắc để bảo tồn, lưu giữ nguyên bản. Ngoài ra, cũng cần cách tân cho phù hợp với cuộc sống hiện đại.

Đây là việc làm hết sức cần thiết bởi trang phục dân tộc chính là dấu hiệu đầu tiên và nhanh nhất để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, giữ được trang phục truyền thống chính giữ được hồn cốt, bản sắc của cả một tộc người. Trong thời điểm này, sự giao thoa văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ, theo thống kê sơ bộ, ít nhất đã có 5 dân tộc không còn giữ được trang phục truyền thống của mình là người Xinh Môn, Pu Péo, Sila, Cống và người Rục…

Ban tổ chức cũng sẽ lập hội đồng thẩm định bao gồm các chuyên gia ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Viện Dân tộc học... để kiểm tra toàn bộ các trang phục gốc trước khi trình diễn ở cấp quốc gia…

Ban tổ chức sẽ không trao giải cho trang phục vì không thể phân định sự hơn kém trong trang phục giữa các dân tộc nên chỉ có các giải dành cho những thí sinh trình diễn trang phục xuất sắc và ứng xử tốt. Song phần thưởng cao hơn cả là sự gặp gỡ, giao lưu tăng cường thêm sự hiểu biết giữa cộng đồng 54 dân tộc anh em. 

 

                                        Theo SGGP

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục