Đạo diễn Hữu Mười chỉ đạo làm phim Mùi cỏ cháy. Ảnh do đoàn phim cung cấp

Đạo diễn Hữu Mười chỉ đạo làm phim Mùi cỏ cháy. Ảnh do đoàn phim cung cấp

Hai năm nay, Hãng phim Truyện Việt Nam chưa ra mắt được bộ phim nào với lý do tiền làm phim không có. Trong khi đó, 42 tỉ đồng ngân sách nằm ở Cục Điện ảnh lại bị “bốc hơi” dần trong 3 năm qua.

 

Trong ngành điện ảnh, dường như ai cũng nhìn thấy một nghịch lý, đó là điện ảnh quốc doanh ngày càng èo uột vì không có tiền làm phim, số lượng phim sản xuất ngày càng ít trong khi tài khoản của Cục Điện ảnh thì lại có một khoản tiền lớn.

Tiền để kho, phim chờ tiền
Hai năm qua, chỉ có vài kịch bản được duyệt để tiến hành sản xuất. Thậm chí có kịch bản được duyệt từ vài năm trước, đến nay vẫn chưa được khởi quay như Nếu anh còn được sống  (kịch bản Việt Linh). Kịch bản phim Mùi cỏ cháy của biên kịch Hoàng Nhuận Cầm được duyệt cách nay hơn 4 năm, mới vừa đóng máy vì thiếu tiền.
Ban đầu, đạo diễn Lưu Trọng Ninh nhận làm phim này nhưng kinh phí không đủ nên dừng lại. Người tiếp theo dũng cảm nhận phim này là đạo diễn Hữu Mười. Anh đã phải cùng biên kịch chạy vạy khắp nơi để có tiền làm phim. Chưa hết, phim đã đóng máy quay nhưng đoàn làm phim vẫn chưa nhận đủ số tiền được duyệt chi, còn khoảng vài trăm triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam, cho biết suốt ba năm liền bà từng nhiều lần đề đạt lên Cục Điện ảnh xin cấp số tiền chỉ 500 triệu đồng cho đạo diễn trẻ Huỳnh Vĩnh Sơn làm phim hoạt hình nhưng chỉ nhận được sự khất lần khất lữa của ông cục trưởng Cục Điện ảnh, cho dù đây là kịch bản đã được duyệt và Huỳnh Vĩnh Sơn là người có tài, anh đã từng bỏ tiền túi để làm phim Thỏ và rùa giành được giải Bông Sen vàng cho phim hoạt hình.
Nghệ sĩ khó khăn, rã đám
Không có tiền làm phim, các hãng phim Nhà nước lâm vào cảnh lao đao, buộc nghệ sĩ, nhân viên trong ngành phải tìm mọi cách để kiếm sống. Đạo diễn Việt Nga, gương mặt kỳ cựu của Hãng phim Tài liệu Việt Nam, cho rằng giới nghệ sĩ điện ảnh rất ít người giàu. Chỉ vài người quần quật suốt ngày đi “làm thuê cuốc mướn, đánh đông dẹp bắc khắp nơi” mới có đồng ra đồng vào.
Toàn ngành gặp đầy khó khăn, nghệ sĩ thiếu tiền làm phim, đời sống không ổn định đành đi “đánh thuê” khắp trong Nam ra ngoài Bắc. Quay phim kỳ cựu Lý Thái Dũng cho biết mức lương của anh ở Hãng phim Truyện Việt Nam hiện nay cũng chỉ hơn 3 triệu đồng, lương trung bình của các nhân viên khác từ 2-3 triệu đồng, vì thế muốn sống được thì đương nhiên phải làm thêm.
Một lãnh đạo Hội Điện ảnh từng gắn bó nhiều năm với hãng phim chua xót: Để kiếm sống và có tiền trả lương cho cán bộ, nhân viên, Hãng phim Truyện Việt Nam đã phải cử người đi tứ tán khắp trong Nam ngoài Bắc để tìm kiếm hợp đồng. Từng có một đội ngũ chuyên môn tay nghề cực giỏi mà đâu đâu nhìn vào cũng phải thèm, thì nay chỉ là những người đi “đánh thuê”, ai thuê gì cũng làm, từ phim truyền hình ngắn, dài tập đến video quảng cáo, đám cưới, đám ma... miễn là có tiền nuôi vợ con. Đội ngũ làm nghề cứ thế tan dần, niềm đam mê săn bắt nghệ thuật, mơ làm được những tác phẩm lớn cũng vì thế mà tan theo. Đang từ những người mang trong mình những khát vọng cao cả với điện ảnh, bỗng biến thành những cái máy chỉ biết lăn lóc kiếm tiền.
Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, người từng giữ chức phó cục trưởng Cục Điện ảnh, cho rằng đừng trách họ, đừng đòi hỏi ở họ tại sao chúng tôi cần những tác phẩm lớn mà các anh không có? Sống, làm việc trong hoàn cảnh và điều kiện tan hoang, rã đám như thế ai còn lòng dạ nào để thai nghén những tác phẩm lớn?

“Thượng điền tích thủy, hạ điền khan”

Ngành điện ảnh giống như một cánh đồng khô hạn mà nước đã bị ngăn lại ở phía bên kia của con đập. Lãnh đạo ngành văn hóa luôn quan tâm đến ngành điện ảnh nhưng những người ở khâu trung chuyển, chính là những người làm công tác quản lý ở Cục Điện ảnh, đã không hết lòng vì ngành, cho nên nghệ sĩ mới khổ. Một đạo diễn cho rằng đáng lẽ lãnh đạo Cục Điện ảnh phải tìm mọi cách tháo gỡ khó khăn cho ngành bằng cách trình bày với cấp trên nhằm tìm ra những biện pháp tối ưu để giữ vững đội ngũ, tìm ra những cơ chế thích hợp thúc đẩy sản xuất. Đằng này, lãnh đạo cục thay vì dành thời gian cho việc quản lý, lại lao vào làm phim.

 
Theo NguoiLaoDong

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục