Nhiều cung đường tại TP.HCM được thiết kế độc đáo, lạ mắt để đón tết.

 

Đường hoa

Đường hoa ở TP.HCM không chỉ có điểm nhấn ở Nguyễn Huệ mà cả những con đường chính như Lê Duẩn (từ vòng xoay sau lưng Nhà thờ Đức Bà đến cổng Hội trường Thống Nhất) là những bức rèm ánh sáng từ trên cao rủ xuống bởi hàng trăm ngàn bóng đèn màu. Đường Lê Lợi (từ chợ Bến Thành đến Nhà hát TP) được trang hoàng bằng 2 con rồng cách điệu trải dài suốt đoạn đường. Đường Trương Định (phần xuyên qua Công viên Tao Đàn) có Hội hoa xuân rực rỡ… Riêng đường hoa Nguyễn Huệ, chủ đề Việt Nam quê hương tôi, được khởi đầu bằng con rồng cao gần 5m, dài 12m (kết bằng bẹ lục bình khô), du khách sẽ được thưởng ngoạn những đặc trưng từng vùng miền. Miền Bắc có nón quai thao, đồng tiền hoa, bánh chưng hoa, đàn hoa… Miền Trung có những đảo cát, thuyền thúng, phơi lưới, cánh buồm hoa, ốc hoa, ngọc trai tràn nước… Miền Nam có ruộng lúa ao sen, cầu khỉ, chiếc ghe, xe thổ mộ, ụ rơm, mái tranh, giàn mướp, bụi tầm vông… Phần kết thúc cũng là một con rồng lớn bằng tre xanh, thân kết hoa cách điệu (lan Đà Lạt và lan rừng).

Theo ông Chiêm Thành Liêm (chỉ huy trưởng công trình), đường hoa năm nay lấy tông màu vàng làm chủ đạo (hoa cúc mâm xôi, hoa vạn thọ…), nguồn hoa lấy từ Đà Lạt và của Công ty công viên cây xanh.

 
Thiết kế đường hoa Nguyễn Huệ - Ảnh: H.Đ.N 

Đường sách

Lễ hội Đường sách xuân Nhâm Thìn được tổ chức từ 27 tháng chạp đến mùng 4 tết trên các con đường Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Huệ và Ngô Đức Kế với chủ đề Truyền thống, hiện tại và tương lai với sự tham gia của 9 NXB, các bảo tàng, thư viện thuộc TP.HCM. Ở đường Mạc Thị Bưởi sẽ giới thiệu các loại sách lịch sử, văn hóa truyền thống, hình ảnh lịch sử VN qua các thời kỳ, lịch sử đất Sài Gòn… Điểm nhấn là khẳng định chủ quyền biển đảo.

Tại đường Nguyễn Huệ sẽ trưng bày các loại sách mới của các NXB trong và ngoài nước, các phương tiện đọc sách điện tử và số hóa. Khu triển lãm báo xuân Nhâm Thìn trong cả nước (ngày khai mạc có chấm và trao giải bìa báo xuân đẹp nhất). Khu trưng bày các hình ảnh ngoại giao của nhà nước và TP.HCM. Đặc biệt có trưng bày bản đồ quy hoạch tổng thể TP.HCM đến năm 2025 và các công trình trọng điểm tương lai của TP.HCM.

Đến với lễ hội đường sách, du khách được mượn sách đọc tại chỗ hoặc mua bán sách. Song song đó, còn có các hoạt động viết thư pháp, triển lãm mỹ thuật, giao lưu với các nhà văn, nhà thơ (có ký tặng sách), trẻ em được dự thi tô màu cho tranh, tập làm tranh cát…

Phố ông đồ

Trong khi các công trình chào đón năm mới còn đang trong giai đoạn thiết kế thì những phố ông đồ ở TP.HCM đã nhộn nhịp cả 2 tuần trước. Xôm tụ nhất là ở Nhà văn hóa Thanh niên và Cung văn hóa Lao động.

Đập vào mắt du khách khi đi ngang Nhà văn hóa Thanh niên là những dãy hoa mai giả vàng rực cả một cung đường và phía sau là “phố ông đồ” nhộn nhịp. Ở đây quy tụ đến 60 ông đồ (ở Cung văn hóa Lao động phải đến 80 ông, bà đồ), ai cũng khăn đóng, áo dài rất trịnh trọng. Năm Thìn nên tập trung vào vẽ (thư họa) rồng là chủ yếu, với đủ các kiểu rồng… Tuy thế, cũng có những “phá cách” như vẽ ngựa (mã đáo thành công), cọp, bát tiên quá hải...

Đáng chú ý là một lực lượng họa sĩ vẽ truyền thần chân dung sẽ ngồi xen với các ông đồ.

 

                                                                   Theo Thanhnien

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục