Lễ hội chùa Tiên tổ chức hàng năm thu hút hàng vạn khách tham quan. Ảnh: M.T

Lễ hội chùa Tiên tổ chức hàng năm thu hút hàng vạn khách tham quan. Ảnh: M.T

(HBĐT) - Từ nhiều năm nay, lễ hội chùa Tiên đã trở thành một trong những lễ hội lớn của tỉnh. Ngày khai hội được tổ chức vào mồng 4 Tết âm lịch và thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Trước kia, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng của người dân địa phương, sau trở thành ngày khai hội.

 

Chùa Tiên là một quần thể di tích lịch sử văn hóa bao gồm một hệ thống động được bố trí rải rác dọc 2 dãy núi Tùng Xê và Hương Tích. Động chùa Tiên bao gồm các động nhỏ liên hoàn như động Tiên, đền Mẫu, Tam Tòa, động Chung, động Thượng, Quán Trình... Với những du khách lần đầu đến nơi đây chắc hẳn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tự nhiên, lý thú của những nhũ đá mang hình bầu sữa mẹ, bọc trăm trứng, đài sen, nón ba tầng, suối vàng, suối bạc gắn với những truyền thuyết thần kỳ mà người ta vẫn tin rằng đó là những vật phẩm thiên nhiên tặng riêng cho vùng đất Phú Lão.

 

Hoà cùng dòng người đi lễ đầu xuân giữa lúc tiết trời se lạnh, lất phất mưa phùn, du khách thập phương sẽ cảm nhận rõ hơn dường như đất - trời đang giao hoà. Chắc cũng vì thế mà con người cũng trở nên cởi mở hơn ở chốn linh thiêng này, những người dù mới gặp lần đầu cũng sẵn sàng trao nhau nụ cười trìu mến. Tiếng chuông chùa ngân vang giữa  sương sớm, khói nhang, hoa, lễ... tạo nên không khí yên bình, làm mỗi người khi đến chốn cung nghiêm này thấy tâm hồn thanh tịnh lạ kỳ! Có lẽ cùng vì thế mà mỗi dịp đầu năm, mọi nẻo đường đều hướng về cõi Phật. Tết này, cũng các bạn thời phổ thông, Trần Nguyễn Linh Trang (sinh viên Đại học KHXH&NV) có dịp đến chùa Tiên. Không chỉ để thưởng ngoạn cảnh đẹp vốn có, thăm quan chùa Tiên, Trang còn muốn được trải nghiệm những giá trị văn hoá lịch sử, như để trở về với cội nguồn, tìm về cõi tâm linh hướng thiện. Trang chia sẻ: Điều làm em ấn tượng nhất với chùa Tiên là suối động Giải Oan. Ngâm tay trong dòng nước mát lạnh, em cảm thấy như mình đã trút bỏ những nặng nề, ưu phiền trong lòng... Mỗi người đến cửa Phật đều mang theo những mong muốn thầm kín. Thắp nén hương cầu tài, cầu lộc nơi suối vàng, suối bạc, bà Nguyễn Thanh Oanh, tiểu thương chợ Đồng Xuân (Hà Nội) cho biết: Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp năm hết, Tết đến, cả gia đình lại đi lễ chùa. Tạm gác lại những toan tính ngày thường, mỗi lần đến với chùa Tiên, tôi lại thấy lòng mình thanh thản lạ!  Bà nói thêm: Năm nay, quẻ của tôi không được tốt. Nhưng đến được cửa chùa ngày Tết, lòng cũng đã thanh thản và nhẹ nhàng rồi!... Có lẽ ở chốn này, ai cũng dễ trải lòng mình như thế!

 

Đứng nơi cửa động Tam Tòa nhìn toàn cảnh Phú Lão trong sương sớm, vừa mơ, vừa thực. Phú Lão hay còn gọi là Mường Lão, một địa danh chứa đựng những giá trị văn hóa vật chất và tâm linh kỳ lạ với không chỉ người dân nơi đây. Tương truyền rằng, Quán Trình là nơi thờ ba vị đức ông khai sinh ra đất Mường Lão. Tương truyền, ngày xưa có ba anh em họ Đào tên Tấn, Minh, Ngọc là người khai thiên lập địa nên vùng đất này. Khi ba ông mất, mối lấp gần hết thi hài chỉ để lộ ra 6 bàn chân. Thấy sự tích linh thiêng, dân trong vùng lập đền thờ để tưởng nhớ công lao khai phá và tôn các ông là thành hoàng làng...  ông Giang Đức Minh, Chủ tịch UBND xã Phú Lão cho biết: Trong năm 2011, khu du lịch chùa Tiên đã thu hút trên 300.000 lượt khách đến thăm quan với tổng thu các loại phí đạt trên 7 tỷ đồng. Trong năm 2012, xã sẽ phối hợp với BQL các khu di tích huyện Lạc Thủy tiếp tục triển khai  đầu tư hạ tầng khu di tích chùa Tiên.

 

Hoà cùng dòng người tấp nập thưởng ngoạn cảnh chùa, chúng tôi, những đứa con xa quê lâu ngày có dịp trở về không muốn cầu xin gì cho riêng mình. Cắm hương nhang, niệm điều tâm phúc, lòng mỗi người tự nhủ: cầu một năm mới bình an!                                                      

 

 

 

                                                                                       Hải Yến

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục