Người Dao Đà Bắc thi giã bánh dày tại Liên hoan văn hóa dân gian toàn quốc năm 2011.

Người Dao Đà Bắc thi giã bánh dày tại Liên hoan văn hóa dân gian toàn quốc năm 2011.

(HBĐT) - Men theo những khúc cua uốn lượn trong sương sớm đầu xuân, chúng tôi cùng các cán bộ phòng VH -TT huyện Đà Bắc lên đến cụm xã Mường Chiềng để cùng bà con nơi đây trẩy hội đầu xuân và phấn khởi cho ngày hội xuống đồng. Giờ đây, cuộc sống ở mảnh đất vùng cao đã có nhiều đổi thay, kinh tế phát triển đi lên, cái chữ cùng nếp sống văn hoá đã mang đến cho Đà Bắc một diện mạo mới.

 

Đà Bắc có 5 dân tộc anh em cùng đoàn kết sinh sống là Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái. Đồng bào các dân tộc sống xen kẽ rải rác trên địa bàn toàn huyện tạo nên bức tranh văn hoá nhiều màu sắc. Với đặc thù là một huyện đậm đà bản sắc văn hoá nhưng kinh tế còn nhiều khó khăn nên ngay từ năm 2000, khi phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được phát động, huyện Đà Bắc đã xác định mục tiêu cụ thể của phong trào là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, XĐ-GN gắn liền với giữ gìn bản sắc văn hoá. Do đó, ngay từ khi phát động phong trào, BCĐ CVĐ các cấp đã xây dựng chương trình hoạt động chi tiết, cụ thể hàng tháng, hàng quý; đồng thời đề ra những giải pháp thiết thực phù hợp với từng địa bàn, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân.

 

Bà Nguyễn Thị Đinh, Trưởng phòng VH -TT huyện Đà Bắc cho biết: Dựa trên quan điểm tôn trọng bản sắc văn hoá dân tộc, BCĐ các cấp đã lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp của bà con khi xây dựng quy ước, hương ước của KDC, nhất là về vấn đề cưới hỏi và tang lễ. Do đó, các quy ước, hương ước được xây dựng đảm bảo sự  hài hoà và phù hợp giữa đời sống văn hoá mới và bản sắc  riêng của từng dân tộc. Đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân nên người dân vui vẻ, phấn khởi và tự giác thực hiện các quy ước, nhiệt tình hưởng ứng các phong trào.

 

Là một huyện nghèo của tỉnh, công cuộc phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng năm 2011, Đà Bắc đã có nhiều nỗ lực để đạt được những bước tiến vượt bậc. Kinh tế tăng trưởng đạt 13%, thu nhập bình quân đạt 11, 2 triệu đồng/người/ năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Phong trào thi đua phát triển kinh tế, XĐ-GN đã thiết thực tạo đà cho phong trào xây dựng gia đình văn hoá. Nếu như năm 2000, toàn huyện mới chỉ có 36% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá thì đến nay, con số này đã tăng lên xấp xỉ 80%. Xuất hiện ngày càng nhiều gia đình văn hoá tiêu biểu như hộ các ông: Bàn Văn Xuân (xóm Phủ, xã Toàn Sơn), Hoàng Tiến Dũng (tiểu khu Liên Phương, thị trấn Đà Bắc), Đinh Công Tuấn (xóm Hào Phú, xã Hoà Lý)... Chỉ tiêu hàng năm về xây dựng gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá phát triển nên số lượng làng, bản văn hóa cũng ngày càng được phát triển, nhân rộng. Hiện nay, toàn huyện đang có trên 120 KDC tiên tiến và gần 100 làng đạt tiêu chuẩn văn hoá. Điển hình cho phong trào xây dựng làng, bản văn hoá là thị trấn Đà Bắc, các xã Hiền Lương, Hào Lý, Mường Tuổng, Mường Chiềng...

 

Các phong trào khác như xây dựng cơ quan, đơn vị, DN, trường học đạt chuẩn văn hoá, toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, học tập, lao động, sáng tạo... cũng đạt được nhiều kết quả phấn khởi.

 

Các phong trào trên giúp người dân tiếp cận với đời sống văn hoá mới, đồng thời giúp Đà Bắc lưu giữ lại được những nét đẹp của bản sắc văn hoá truyền thống. Giờ đây, từ trang phục, nhà ở, ẩm thực cho đến lễ hội truyền thống vẫn được người dân Đà Bắc lưu giữ khá trọn vẹn. Cụ Xa Thị Tẹn (xóm Nà Mười, xã Mường Chiềng) cho biết: Theo đời sống mới, người dân đã biết làm ăn kinh tế để thoát nghèo, nhà nào cũng có tivi, xe máy. Nhưng cái cũ, truyền thống thì không bỏ đi, người Tày chúng tôi vẫn giữ phong tục nhuộm răng để cho răng chắc đẹp, vẫn mặc váy áo truyền thống. Tết nhà nhà làm lễ cơm mới tạ ơn trời đất, ông bà tổ tiên phù hộ cho mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt. Ra xuân tổ chức hội xuống đồng. Lớp trẻ hôm nay vẫn thích tập múa keng - loóng để không quên bản sắc dân tộc mình.

 

Sau hơn 11 năm nhìn lại, CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở Đà Bắc đã góp phần tích cực nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho gần 6 vạn người dân nơi đây. Đời sống kinh tế ổn định, QP-AN được giữ vững, tỷ lệ hộ nghèo giảm, tạo đà cho sự phát triển của các hoạt động xã hội, nâng cao mức hưởng thụ cho người dân. Song song với sự hội nhập phát triển, những bản sắc văn hoá dân tộc vẫn được giữ vững tạo nên rét riêng đáng trân trọng nơi mảnh đất vùng cao còn nhiều gian khó này.

 

                                                                            Dương Liễu

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục