Hầu đồng- nét văn hóa đẹp bị không ít cá nhân biến tướng thành hiện tượng mê tín dị đoan. (Ảnh chụp tại Đền Bờ, chỉ mang tính minh họa).

Hầu đồng- nét văn hóa đẹp bị không ít cá nhân biến tướng thành hiện tượng mê tín dị đoan. (Ảnh chụp tại Đền Bờ, chỉ mang tính minh họa).

(HBĐT) - Đi lễ đầu năm vốn là nét đẹp đã tồn tại từ lâu đời trong văn hóa của người Việt, là dịp để mỗi người thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc và trường tồn. Tuy nhiên, cùng với thời gian, nét văn hóa đẹp này đang dần bị nhiều cá nhân biến tướng bởi các chiêu trò thương mại hóa, mê tín dị đoan…

 

Từ nét đẹp…

 

Cứ mỗi độ xuân về, dù đang chìm vào không khí lễ, Tết hay còn nhiều vướng bận, người dân vẫn không quên lên chùa thắp nhang, cầu cho mình sức khỏe bình an, may mắn và hạnh phúc. Cũng chính vì thế, tục lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hóa trong mỗi người Việt Nam. Du lịch tâm linh là một thế mạnh của tỉnh ta với nhiều địa danh đã khẳng định được “thương hiệu” trong lòng du khách thập phương trong và ngoài tỉnh. Tuy chưa phải là trung tâm văn hoá tâm linh lớn như: chùa Bái Đính (Ninh Bình), chùa Hương (Hà Nội), Đền Hùng (Phú Thọ)… nhưng Đền Bờ (Cao Phong), Chùa Tiên (Lạc Thuỷ)... cũng thu hút được không ít những tín đồ phật giáo, khách thập phương đến thăm mỗi dịp xuân về.

 

Với quan niệm đi lễ chùa trước tiên phải đến những chùa gần, chị Nguyễn Thị Kim Oanh (TP Hoà Bình) cho biết: Việc đầu tiên gia đình tôi làm trong năm mới là đi lễ chùa. Đúng ngày mồng 3 hàng năm, cả gia đình lại lên Chùa Hoà Bình (TP Hoà Bình) cầu phước, lộc, bình an... Mong một năm mới thuận buồm, xuôi gió. Bên cạnh đó nhằm giáo dục con cái giúp chúng hiểu thêm nét văn hóa truyền thống của dân tộc, bổ sung thêm kiến thức lịch sử. Song quan trọng nhất là để mỗi người tìm được chút thư thái cho tâm hồn sau một năm làm việc bận rộn.

 

Những ngày đầu năm, cùng với gia đình, Ngô Minh Hằng (Lạc Sơn) lại có dịp trở lại chùa Tiên (Lạc Thuỷ). Hằng chia sẻ: Lối lên chùa khá chật hẹp khiến hàng trăm người phải chen vai nhau để vào nhưng khuôn mặt ai cũng vui khi bước chân đến cõi Phật. Năm nào tôi cũng chỉ cầu mong một điều, mong cho mọi người xung quanh mình bình an, mạnh khoẻ, hạnh phúc. Có lẽ ai đi lễ chùa cũng không chỉ cầu an cho riêng mình, đó là nét văn hoá, nhân văn đáng được trân trọng.

 

Đi lễ đầu xuân không chỉ để thỏa cõi tâm linh mà còn là dịp để thưởng lãm cảnh đẹp, nét thanh tịnh chốn linh thiêng trong tiết xuân. Lễ chùa đầu năm đã trở thành thói quen, nét đẹp văn hóa, thể hiện ước mơ ngàn đời của mỗi người, cầu mong mưa thuận, gió hòa, cầu mong một cuộc sống hạnh phúc, an vui, thái bình.

 

… Đến những biến tướng

 

Du lịch tâm linh là một thế mạnh của tỉnh ta với nhiều địa danh đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách thập phương trong và ngoài tỉnh. Thực tế dễ nhận thấy là ở những khu vực đền, chùa “có tiếng” thu hút được đông khách du lịch thì đời sống của người dân xung quanh cũng nhờ đó được nâng lên đáng kể. Chị Bùi Thị Mơ (TP Hoà Bình) làm nghề cho thuê thuyền cho biết: Một ngày tính riêng tiền cho thuê thuyền chở khách lên đền là đủ cho gia đình chi tiêu trong khoảng gần 1 tháng. Còn viết sớ thuê hay bán hàng lưu niệm làm là để cho vui lúc rảnh rỗi thôi. Làm nghề này có đặc thù là tính thời vụ, làm một vài tháng, ăn cả năm nên tranh thủ kiếm được bao nhiêu thì kiếm.

 

Khác với chị Bùi Thị Mơ, anh Đoàn Mạnh Hòa (Lạc Thuỷ) lại giàu lên nhờ kinh doanh nhà nghỉ. Từ khi khu chùa gần nhà anh được đưa vào khai thác thì khách du lịch đổ về nườm nượp bởi ngôi chùa nức tiếng, rất “thiêng”. Giá được anh tăng từng ngày nhưng phòng nghỉ lúc nào cũng trong tình trạng “cháy”. Anh cho biết: “Mùa này, hầu hết không đủ phòng phục vụ khách. Sau mùa lễ hội năm nay, tôi sẽ mở rộng kinh doanh, có thể sẽ phục vụ cả ăn uống cho du khách.”

 

Lợi- ai cũng thấy rõ, chính vì vậy mà ngày càng nhiều các chiêu thức thương mại hoá “ăn theo” mùa lễ hội được tung ra làm mất đi sự cung nghiêm vốn có của chốn đền, chùa. Đầu tiên phải kể đến là những “bát nháo”trong chuyện bán hàng và đổi tiền lẻ. Tay vẫn thoăn thoát đếm tiền lẻ chia thành từng tập, chị Bùi Thị Mơ  cho biết: Tiền này là tiền “quay vòng” thôi, mình đổi cho người ta vào làm lễ, đến chiều thu tiền về mai lại đổi tiếp chứ lấy đâu ra nhiều tiền lẻ đến thế! Quy định đổi tiền ở đây là “10 ăn 8” tức là đổi 10.000 tiền chẵn sẽ được nhận lại 8.000  tiền lẻ, mệnh giá tuỳ theo yêu cầu của khách. Lãi đơn lãi kép cô ạ!” Đông khách, chị nhờ tôi chạy ra bán hàng ở quầy lưu niệm: “Giá cứ từ 5- 25.000, tuỳ cô bán sao thì bán”... Khách đi rồi, chị ghé tai tôi nói nhỏ: “Mấy thứ đồ ấy chị nhập về toàn vài, ba nghìn đồng, em cứ bán như thế, không lỗ được đâu.” Thật khó tin khi đền, chùa nay lại là nơi hiện hữu sự “bát nháo” đáng buồn đến thế!

 

Chưa kể đến là những dịch vụ cho thuê giày, dép, viết sớ thuê, cúng thuê... Chỉ cần du khách có nhu cầu ắt sẽ được đáp ứng. Tuy nhiên, giá cả mới là điều đáng bàn. Với mỗi tờ sớ mua ở chợ có giá từ 200- 500 đồng/tờ, chỉ cần ghi vài dòng địa chỉ, ước nguyện của khách hành hương, người viết thuê đã “thét giá” tới 50.000- 100.000 đồng, thậm chí có nơi còn lên đến 200.000 đồng. Vậy mà du khách vẫn phải “cắn răng” mua chỉ với lý do: sợ lời kêu cầu không đến được cõi Phật…! 

 

Tuy nhiên, đáng nói nhất là hiện tượng mê tín dị đoan vẫn còn tiếp diễn tại các lễ hội. Ngay từ những ngày Tết, các “thầy” đã được mời về các đền. Xa nhất có thầy tận Phú Thọ, Thanh Hoá. Nhà đền luôn dành những vị trí trung tâm cho các thầy hầu đồng, cúng giải hạn, xem bói... tuỳ theo yêu cầu của du khách. Người có nhu cầu giải hạn ngoài việc mua hình nhân thế mạng còn phải trả một khoản tiền từ khoảng 200.000 đồng trở lên gọi là “phí dịch vụ”. Ngày 13 tháng giêng, không ít du khách đi lễ Đ.B chứng kiến cảnh một “đồng cô” múa may ngay động chính, người đứng xem chật kín lối đi. Một vài người do tò mò, còn lại hầu hết muốn nhờ thầy xem giúp một quẻ bói bởi theo nhà đền: “Thầy được lộc bói toán, nói rất đúng. Nhiều ông nghe thầy phán mà toát mồ hôi…” Thế nhưng thay vì nói trực tiếp vào vấn đề gia chủ quan tâm, thầy đồng lại nói toàn những câu chung chung đầy ý dò xét. Việc giải hạn trên hình nhân thế mạng cũng qua quýt với lý do: “Đầy người còn đang xếp hàng, việc của nhà chị thế là xong rồi đấy. Năm nay sẽ hao tiền, tốn của, song không có hại sát thân. Giữa năm thầy sẽ làm lễ đội sao giải hạn thêm lần nữa là ổn…”

 

Đầu năm, người ta nghĩ nhiều đến việc đi lễ chùa. Phần lớn là để cầu an, cầu lộc... Số ít đến đây để tìm chút thư thái cho tâm hồn, thắp nén nhang thơm thể hiện tấm lòng thành kính tới bậc tiền nhân. Tuy nhiên, nhiều hoạt động thương mại hoá đã làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của mùa lễ hội. Cần lắm sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để trả lại cho chốn đền, chùa sự thâm nghiêm vốn có của nó.

 

 

                                                                                Hải Yến

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục