Bìa sách.

Bìa sách.

Trước khi phát hành, cuốn sách đã gây chú ý cho đông đảo bạn đọc bởi tác giả nổi tiếng; và sự pha trộn hiếm có giữa tính kì ảo, khoa học và triết luận.

 

Có một số lượng rất đông các nhân vật trong "Ai và Ky ở xứ sở những con số tàng hình". Ngoài nhóm nhân vật lịch sử như Thales, Diogenes, Descartes (Cartesius trong truyện), Gauss (Carlorus) và nhóm nhân vật hoàn toàn hư cấu như Hetty, Alice, rồng Gryphon; trong cuốn sách còn xuất hiện nhóm nhân vật được sáng tạo dựa trên việc cho những nhân vật hư cấu mang một phần hành trạng những nhà toán học, triết gia có thật ngoài đời. Việc giải mã các nhân vật này là một thách đố thú vị đối với người đọc và là lý do ra đời phần Aikypedia cuối sách.

Ai: có thể xem Ai chính là bản thân mỗi người đọc trong quá trình tìm hiểu vẻ đẹp của toán học và triết lý sống, tại mỗi điểm dừng của mạch truyện Ai lại được dẫn dắt tiếp bởi một nhà hiền triết. Sự trong sáng của nhân vật Ai trong sách cũng chính là biểu tượng cho bản tính “nhân chi sơ” của mỗi con người.

Ky: là nguồn cảm hứng cho Ai trên bước đường khám phá, thường xuất hiện một cách điềm tĩnh và đúng lúc để giải thích các vấn đề Ai đang bỡ ngỡ. Được xây dựng như một vai lão bộc trong chèo cổ, Ky đóng vai trò cầu nối giữa cậu bé Ai thơ ngây và các nhân vật khổng lồ về kiến thức trong xứ sở của những con số tàng hình. Dựa trên các miêu tả ngoại hình, nhiều người cho rằng Ky chính là đồng tác giả của cuốn sách, nhà toán học Ngô Bảo Châu.

Zena: cô bé mắt nâu có cái nhìn kỳ lạ đến độ thôi miên Ai, người mang cho cậu cảm giác vô vọng “cái đích cậu muốn đi quả thật là nơi không bao giờ cậu có thể tới được”. Cách giải thích của Zena cho Ai về đoạn đường từ lò bánh đến cuộc thi dù thu ngắn đến đâu vẫn luôn tồn tại làm người đọc liên tưởng đến nhà toán học, triết học Hy Lạp cổ đại Zénon (thế kỷ X trước CN), người đưa ra cách lý luận thuyết phục những điều rõ ràng vô lý, và tên tuổi ông gắn liền với những nghịch lý Zénon nổi tiếng.

Elaci: một trong những nhân vật được xây dựng đẹp nhất trong sách, hồn hậu và dũng cảm, thiên tài và ngây thơ, chịu nhiều bất trắc nhưng luôn tin vào tương lai, rằng “mọi sự rồi sẽ ổn”. Elaci phát hiện ra rằng quyền lực phép căn của vua Ka Cơ trong vương quốc không phải vạn năng như nhà vua tự quy định. Tranh thủ những giây phút cuối cùng trong ngục, Elaci đã viết ra 25 trang giấy những phát kiến của mình, với hy vọng cuối cùng có thể làm thay đổi nhà vua, đưa vương quốc thoát ra khỏi những nghịch lý và độc tài phép căn. Elaci có thể được xây dựng trên hình mẫu thiên tài toán học đoản mệnh Évariste Galois, người nhiều lần bị tù tội do theo xu hướng cộng hòa, một số công trình toán học nay đã thất truyền của ông cũng được viết trong tù.

Nhân vật Euclid xứ Alexandira: “Thước của ta có năm phép màu. Người đời không biết nên hay gọi là năm tiên đề. Chỉ buồn một nỗi là ta quên mất hai rồi. Phải tìm lại được chúng, may ra ta mới tìm được đường về Alexandria”


Tể tướng Chico: một nhân vật đa diện phức tạp. Trong sách có một Chico thiên tài, người đã chỉ ra cho Ai biết những khái niệm đầu tiên về chuỗi, về giới hạn. Nhưng cũng có một Chico độc ác, người ra lệnh khám xét lò bánh mì nhằm chiếm đoạt thành quả của Elaci. Chico cũng được nhìn nhận như một kẻ xu thời, dù biết rõ những lỗi thời trong “hiến pháp” của vua Ka Cơ nhưng vẫn hết lòng phụng sự ông vua này, có lẽ để bảo toàn cánh đồng đậu vô hạn và thế giới phi nhân của mình. Dựa trên quan hệ Chico-Elaci, có thể thấy nhân vật Chico được xây dựng trên hình mẫu nhà toán học lỗi lạc người Pháp Augustin Louis Cauchy, người được đặt tên cho bất đẳng thức Cauchy (Cô-si) nổi tiếng.

Khác với những cuộc phiêu lưu quen thuộc ngoài đời thực, trong thế giới những con số và phép dựng, của trường và chiều mênh mông, Ai và Ky không cần biết đâu là giới hạn cuộc phiêu lưu của mình. Và mỗi bước tiến lên phía trước, các cậu không chỉ thu thêm một kiến thức, một công cụ mà còn kết thêm được một người bạn mới: nơi này là kẻ lang thang Thales, người đã tặng lại Ky cặp kính hình bình hành nổi tiếng của mình, nơi khác là Aesop với sọt bánh mì nặng trĩu sau lưng, rồi Alice, vận động viên bất-khả-chiến-thắng trong cuộc chạy đua với Cụ Rùa già nua; chàng thanh niên Elaci có mái tóc bù xù, xuất hiện như một nhà thơ nhưng sau này sẽ trở thành một anh hùng; và ấn tượng nhất là nàng Zena xinh đẹp có đôi mắt nâu mở to hút hồn cậu bé Ai ngây thơ và hơi duy lý.

Giấc mơ vô tỷ: “Ngươi là một số vô tỷ. Ngươi đang làm đảo lộn sự hài hòa của thế giới này!”


Trước khi phát hành, “Ai và Ky” đã gây chú ý cho đông đảo bạn đọc bởi tác giả nổi tiếng và sự pha trộn  giữa tính kì ảo, khoa học và triết luận – vốn là mảnh đất vừa hiếm có, vừa bị lãng quên trong tiểu thuyết hiện đại. Cuốn sách cũng đặc biệt cầu kì trong ấn phẩm: được in lần đầu 10.000 bản bằng giấy ngà cao cấp, trong đó có 100 bản đặc biệt in trên giấy conqueror loại thượng hạng, có triện của đơn vị phát hành và chữ ký của các tác giả đánh số từ 1 đến 100; ngoài ra còn có riêng 5 bản quý đánh số từ A đến E không bán.

Thông tin từ đơn vị nắm bản quyền cho biết, hiện đã có một số nhà xuất bản nước ngoài đặt vấn đề mua bản quyền dịch ra tiếng Anh, Pháp. Phiên bản điện tử (e-book) của cuốn sách cũng sẽ được ra mắt trong thời gian tới.


Tác giả Ngô Bảo Châu và Nguyễn Phương Văn


Ai và Ky ở xứ sở những con số tàng hình là cuốn tiểu thuyết được viết chung bởi hai tác giả: Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu và Nguyễn Phương Văn, với phần minh họa của họa sĩ Thái Mỹ Phương.

GS. Ngô Bảo Châu sinh năm 1972, nhà toán học, huy chương Field 2010. Hiện sống tại Chicago cùng vợ và ba con gái.

Nguyễn Phương Văn sinh năm 1973, tốt nghiệp khoa Lý, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Hiện nghỉ ở nhà tại TP HCM cùng vợ và con trai.

 “Đối với tôi, sử dụng tiếng Việt để viết toán, viết văn làm thơ luôn là một niềm vui thực sự…

- Ngô Bảo Châu

   “… Cuốn sách dự định viết về lịch sử toán học, thế rồi trong quá trình viết thì nội dung chuyển hướng từ lúc nào không biết nhưng những gì chúng tôi mong muốn từ đầu vẫn không thay đổi. Ấy là cố gắng khơi gợi niềm vui tìm tòi tri thức, ít nhất là làm sao cho bạn đọc tò mò về các nhân vật, muốn biết họ là ai ngoài đời, họ đã sống thế nào và cống hiến những gì…

- Nguyễn Phương Văn


 
 
                                                           Theo VNN
 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục