Cảnh trong phim

Cảnh trong phim "Hello cô ba".

Có tới 12 phim tranh giải nhưng hàng kém chất lượng lại nhan nhản nên việc chọn ra bộ phim xuất sắc nhất không phải là chuyện đơn giản.

 

Đến thời điểm này, danh sách các phim đoạt giải Cánh diều đã có. Sau 3 ngày chấm phim (12-14/3), sáng 15/3, ban giám khảo hạng mục Phim truyện điện ảnh đã họp để cho điểm phim và bỏ phiếu các giải cá nhân. Ban giám khảo Giải Báo chí - phê bình điện ảnh (độc lập với giám khảo Phim truyện điện ảnh) đã họp để chọn phim xuất sắc nhất ngay chiều muộn ngày 14/3.

Kết quả cuối cùng sẽ được công bố vào tối 17/3. Tuy nhiên, với những ai xem đầy đủ 12 bộ phim dự giải Cánh diều năm nay thì không dễ để chọn ra bộ phim hay nhất. Nhiều người thậm chí đã nghĩ đến khả năng năm nay Cánh diều lại mất mùa vàng, cũng giống như Sen vàng vừa qua.

Trong cuộc hội thảo Điện ảnh Việt Nam, một thập kỷ nhìn lại nằm trong khuôn khổ giải Cánh diều tổ chức tại Hà Nội tuần trước, trong bài đề dẫn của mình, TS. Ngô Phương Lan, Cục phó phụ trách Cục Điện ảnh có kể lại câu chuyện về chuyến công tác TP.HCM gần đây của mình. Chị nói nhiều người có than thở rằng nếu nhìn vào bộ phim chiếu Tết vừa qua lập kỷ lục về doanh thu thì thấy điện ảnh Việt Nam đáng buồn quá. Người đứng đầu ngành điện ảnh không nêu đích danh tên bộ phim này nhưng ai cũng biết đó là bộ phim "bom tấn" gì.

Cánh diều là giải thưởng thường niên của Hội điện ảnh VN, được trao hàng năm cho những tác phẩm và cá nhân xuất sắc nhất năm 2011. Đa phần các bộ phim được sản xuất và cấp phép phổ biến trong năm qua đều được các hãng phim gửi đi tranh giải.

Có một điều dễ nhận thấy là lượng phim sản xuất mỗi năm ngày càng tăng lên. Các bộ phim chưa kịp ra rạp đã được các nhà sản xuất đại tài thổi phồng chất lượng bằng những chiêu PR thượng hạng cứ như đó là đại siêu phẩm mới xuất hiện. Tuy nhiên, khi đến rạp thì khán giả nhanh chóng vỡ mộng, bởi phim hay thì ít, phim dở thì nhiều và có quá ít bộ phim được như lời quảng cáo. Nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn, phó tổng biên tập tạp chí Thế giới điện ảnh thẳng thắn nhận xét rằng: "Suốt thập niên qua, điện ảnh Việt Nam vẫn đang giậm chân tại chỗ".

Các bộ phim tranh giải Cánh diều năm nay cũng đã phản ánh khá rõ mặt bằng hiện tại của phim Việt, khi có quá ít tác phẩm điện ảnh chất lượng. Thậm chí có những bộ phim còn làm cẩu thả hơn trước đây rất nhiều. Đơn cử trong số đó là Hello cô ba, bộ phim được cho là có doanh thu cao nhất mùa phim tết vừa qua. Nhiều vị giám khảo năm nay tỏ ý nghi ngờ về con số doanh thu ngất ngưởng lên đến vài ba chục tỉ của bộ phim này và cho đây chỉ là chiêu khuếch đại của nhà sản xuất.

Tuy nhiên, khảo sát nhiều rạp chiếu mùa phim tết vừa qua thì thấy đúng là bộ phim này luôn ăn khách nhất thật dù các tình huống hài trong phim hết sức nhảm. Hello cô ba giống như một chuỗi ghép nối các tình huống chọc cười khán giả, giống một màn tấu hài dài thì đúng hơn. Bối cảnh sơ sài, âm nhạc cẩu thả, tình huống thì lố bịch. Xem xong phim, nhiều giám khảo chỉ còn biết ngao ngán.

Một trong những cảnh phim mở đầu của Đó hay đây...? 

Đó hay đây...? bộ phim được cho là một ẩn số của giải Cánh diều năm nay cuối cùng cũng lộ diện. Chưa được chiếu rộng rãi và từng dự LHP Busan, chỉ hai lý do đó cũng đủ để nhiều người háo hức chờ đợi bộ phim này. Tuy nhiên, xem phim thì vô cùng khó hiểu, không biết nên xếp phim này vào dạng phim gì với cách quay và những khung hình rất dễ gây ức chế. Chưa kể đến việc xem phim mà phải đọc phụ đề tiếng Việt vì đa phần toàn thoại tiếng Pháp.

Tâm hồn mẹ, bộ phim đã từng tranh giải tại LHP VN 17 tiếp tục dự giải Cánh diều năm nay. Phần quay phim ấn tượng, nhạc phim hấp dẫn nhưng dường như chỉ có thế. Đây cũng là một trong những bộ phim được các giám khảo bàn tán sôi nổi nhất sau khi ra khỏi phòng chiếu. Nhân vật chính, người mẹ, chỉ đọng lại trong trí nhớ của người xem như một mụ đàn bà dại giai quá mức, không hơn. Diễn viên chủ yếu làm nhiệm vụ minh họa cho các tình huống trong phim hơn là diễn xuất. Bối cảnh được chọn là một ngôi nhà ở bãi giữa sông Hồng với xung quanh là rau xanh. Nhiều người thắc mắc: "Sao không đi bán rau mà lại đi tẩm quất làm gì?".

Sài gòn Yo! của đạo diễn Stephane Gauger vẫn chọn cách quay như đã từng thực hiện Cú và chim se sẻ khiến người xem lại được một phen chóng mặt. Diễn xuất không mấy ấn tượng của các diễn viên, những cảnh lồng quảng cáo quá phản cảm. Không biết nhà sản xuất nhận được bao nhiêu tiền tài trợ từ Samsung mà dành cả hai cảnh quay dài để hai diễn viên chính của phim rao quảng cáo cho TV bán chạy nhất thế giới? 

Cảnh trong phim "Mùi cỏ cháy".

Các phim Lệ phí tình yêu, Long ruồi chỉ dừng lại ở những phim giải trí xem được. Lệnh xóa sổ và Vũ điệu đường cong thì có lẽ không cần bàn tới. Cuối cùng, nổi lên vẫn chỉ có hai bộ phim Mùi cỏ cháy và Hotboy nổi loạn. Đây là hai bộ phim đã giành giải Bông sen bạc tại LHP VN năm ngoái. Khi nhìn vào danh sách phim dự giải năm nay, nhiều người cũng đã nghĩ đến một kịch bản tương tự sẽ xảy đến tại Cánh diều.

Tuy tiêu chí của Cánh diều và Bông sen khác nhau như mặt bằng phim chỉ có thế.

Mùi cỏ cháy được làm khá cẩn thận. Với kinh phí chỉ bằng một nửa so với Đừng đốt, bộ phim này dù sao cũng đã khắc họa được sự khốc liệt của chiến tranh với những cảnh bom đạn hoành tráng. Nhiều giám khảo đã khóc trong rạp khi xem phim này bởi bản thân chất liệu để làm nên bộ phim đã đủ để khiến người ta xúc động.

Cảnh máu loang đỏ dưới lòng sông Thạch Hãn thực sự khiến người xem ám ảnh bên cạnh hình ảnh bức tượng nhỏ máu trở đi trở lại trong phim. Xét về tổng thể Mùi cỏ cháy là một bộ phim ổn.

Hotboy nổi loạn cũng là một bộ phim có nhiều lợi thế. Nếu so với mặt bằng chung thì Hotboy nổi loạn được hơn cả. Phim có câu chuyện, tuyến nhân vật phát triển rõ ràng. Phần âm nhạc và nhạc nền được đầu tư kỹ lưỡng, hình ảnh đẹp và chau chuốt. Bối cảnh cũng được lựa chọn kỹ càng và có ngôn ngữ điện ảnh riêng.

Đặc biệt, Hotboy nổi loạn ghi điểm bởi diễn xuất của dàn diễn viên cả chính lẫn phụ. Phương Thanh, Hiếu Hiền đã thực sự tạo ấn tượng với người xem bằng diễn xuất thuyết phục của mình. Là bộ phim cuối cùng chiếu cho giám khảo xem nhưng Hotboy nổi loạn lại nhận được những nhận xét tốt của nhiều giám khảo.

Phương Thanh và Hiếu Hiền trong "Hotboy nổi loạn".

Mùi cỏ cháy và Hotboy nổi loạn sẽ tiếp tục chia giải hay kỳ này Hotboy nổi loạn sẽ vượt lên để giành giải cao nhất?

Nếu nhìn vào tiêu chí giải thưởng là: "Đề cao tác phẩm điện ảnh, phim truyền hình có dấu ấn sáng tạo trong nghệ thuật thể hiện, mang đậm bản sắc dân tộc, giàu giá trị nhân văn và đạt hiệu quả xã hội tích cực" thì thấy cả Mùi cỏ cháy và Hotboy nổi loạn đều đạt được một phần nào đó của tiêu chí này. Việc chọn phim nào thì còn chờ vào năng lực nhìn nhận của giám khảo.

Lễ trao giải Cánh diều sẽ diễn ra vào 20h ngày 17/3 tại Cung văn hóa Việt - Xô Hà Nội. Chương trình sẽ được tường thuật trực tiếp trên kênh VTV2.

 

                                                                    Theo VNN

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục