Không bất ngờ khi “Mùi cỏ cháy” đăng quang và thắng 3 giải cá nhân (biên kịch, quay phim, âm nhạc), nhưng sự thắng thế của “Long ruồi” với Cánh diều bạc và 3 giải cá nhân thì gây sự ngạc nhiên, nhất là giải cho đạo diễn.

 

Một sự đổi mới trong tư duy Ban giám khảo (BGK) hay có gì thái quá trong việc khẳng định một phim tư nhân đạt kỷ lục về doanh thu?

Thái quá và rụt rè!

Khi nhìn vào BGK không có thành phần “tư nhân”, trong khi phim tư nhân chiếm 10 trong số 12 phim, người ta lo ngại liệu có khách quan? Kết quả lại ngược lại, phim tư nhân giải trí chiếm quá nhiều giải.

Đoàn làm phim “Mùi cỏ cháy” nhận Cánh diều vàng.Ảnh: Giang Huy
Đoàn làm phim “Mùi cỏ cháy” nhận Cánh diều vàng. Ảnh: Giang Huy

Sự khác nhau trong việc chọn “Mùi cỏ cháy” của BGK và “Hot boy nổi loạn” của báo chí không có gì ngạc nhiên. Sự khác nhau về sự tiếp nhận của một thế hệ đã từng trải hoặc đã có những hệ lụy qua chiến tranh khác với một lớp trẻ chưa nếm mùi chiến tranh.

“Sài Gòn Yo” không phải là 1 phim hay, chỉ dễ thương và đạo diễn Stephane Gaugher thậm chí còn không thể hiện sự vượt trội so với phim “Cú và chim se sẻ” anh làm trước đó. Nhưng sự trẻ trung tươi mát trong phim là có thật và diễn viên nghiệp dư Quỳnh Hoa diễn rất tự nhiên và mạnh mẽ trong vai Kim bất cần, nổi loạn đã đoạt giải nữ diễn viên chính là một bất ngờ khi Ngô Thanh Vân – “Ngôi nhà trong ngõ hẻm” - không kém cạnh gì. Nó cho thấy sự khủng hoảng diễn viên là nguy cơ trong làng điện ảnh Việt. Giải diễn viên phụ cho Tina Tình trong “Long ruồi” cũng không tạo sự đồng thuận, khi diễn xuất của cô nhợt nhạt hơn Phương Thanh trong “Hot boy” nhiều!

Trong khi đó, giải nam diễn viên chính cho Thái Hòa được số đông chấp nhận vì sự nỗ lực đáng kể của anh trong hai vai đóng trái ngược nhau về tính cách trong một phim: Anh cu Tèo chân quê và trùm xã hội đen Long ruồi!

“Long ruồi” là phim làm đúng chất thương mại, đánh trúng thị hiếu khán giả và thắng lớn, nên BGK cho giải bạc như là sự thưởng cho một phim tư nhân kéo được số khán giả kỷ lục. Nhưng nếu như đây là giải riêng, dành cho phim giải trí hấp dẫn nhất sẽ không ai phàn nàn, còn ở giải hội đặt tính sáng tạo lên hàng đầu thì “Long ruồi” không vượt trội.

Cách giải thích của đạo diễn NSND Bùi Đình Hạc - Trưởng BGK phim truyện điện ảnh - cho rằng “Long ruồi” diễn tả được bản chất hiền lành dễ thương giàu tình cảm của người nông dân là không thuyết phục. Giải đạo diễn cho Charlie Nguyễn trong “Long ruồi” cũng gây ngạc nhiên. Nếu xét riêng về những thủ pháp sáng tạo của đạo diễn thì Síu Phạm trong “Đó hay đây” và Vũ Ngọc Đãng trong “Hot boy nổi loạn” xứng đáng hơn.

Thật tiếc cho phim độc lập “Đó hay đây” không giành bất cứ giải nào. Điều này cho thấy sự rụt rè hay thiếu dũng cảm của BGK. Đây không phải là phim dành cho số đông, nhưng xét tiêu chí sáng tạo thì nó xứng vào khung giải. Giải quay phim thuộc về Phạm Thanh Hà là xứng đáng, nhưng nếu nó dành cho quay phim “Đó hay đây” cũng không ai chê.

Rõ ràng là BGK nào thì kết quả nấy.

Phần còn lại

Như mọi năm, các giải thưởng ở các hạng mục phim khác không gây nhiều chú ý bằng phim điện ảnh, trừ việc giải nữ diễn viên chính phim truyện truyền hình thuộc về “hot girl” Elly Trần - một diễn xuất tẻ nhạt, trong khi Lan Phương xuất sắc hơn nhiều lại rớt. Việc không có giải vàng ở phim truyện truyền hình và phim tài liệu điện ảnh cho thấy yêu cầu đổi mới trong cách làm phim ở hai thể loại này đang trở nên cấp bách.

Giải Cánh diều năm nay đánh dấu sự áp đảo và thắng thế của phim tư nhân, trong khi phim nhà nước cần một lộ trình mới trên đường dài nhất là việc tiếp cận với các mảng đề tài đương đại. Phim độc lập với sự thể nghiệm tìm tòi vẫn chưa có chỗ đứng xứng đáng ở giải, dù mảng phim ngắn đang khởi sắc, và hy vọng đặt lên vai những người trẻ. Nếu hy vọng vào sự đột phá hay mới mẻ từ giải thưởng này thì sẽ không thỏa mãn, thậm chí hoang mang nhất là khi BGK quá đề cao phim giải trí.

Còn khâu tổ chức nhìn chung đạt yêu cầu, duy lễ trao giải vẫn chỉ ở mức xem được hơn là gây ấn tượng. Nguyên nhân sâu xa nằm ở chỗ điện ảnh VN thiếu những ngôi sao, thần tượng, còn quá ít phim hay và nhiều phim dự giải mà chưa ra mắt công chúng.

Một số giải chính tại Cánh diều 2011

Phim truyện điện ảnh: CDV: “Mùi cỏ cháy”. CDB: “Sài Gòn Yo”, “Long ruồi”.
Bằng khen: “Lệ phí tình yêu”, “Hotboy nổi loạn”.
Giải biên kịch: Hoàng Nhuận Cầm. Giải đạo diễn: Charlie Nguyễn. Giải âm nhạc: Đỗ Hồng Quân. Giải quay phim: Phạm Thanh Hà. Nam diễn viên chính: Thái Hoà, Nữ diễn viên chính: Quỳnh Hoa. Nam diễn viên phụ: Hiếu Hiền. Nữ diễn viên phụ: Tinna Tình. Giải báo chí: “Hotboy nổi loạn”.
Phim truyện truyền hình: CDB: “Công nghệ thời trang”, “Những đứa con biệt động Sài Gòn”. Giải đạo diễn: Nguyễn Dương. Giải biên kịch: Nguyễn Mạnh Tuấn. Nam diễn viên chính: Cao Minh Đạt. Nữ diễn viên chính: Elly Trần.
Phim tài liệu điện ảnh: CDB: “Sóng nhà giàn”.
Tài liệu truyền hình: CDV “Tiếng vọng 50 năm”. CDB "Một đời nghiên cứu Hoàng Sa", “Sóng nhà giàn”.
Phim khoa học: CDV “Động đất, sóng thần thảm hoạ khôn lường”. CDB “Mùa chim làm tổ”.
Phim ngắn: CDV “16.30”. CDB “Thứ 7 này bác có đến không?”, “Mắt cửa”.
Phim hoạt hình: CDV “Đôi bạn”, CDB “Chiếc lông công”.
Giải công trình nghiên cứu lý luận phê bình: CDB “Đạo diễn Đặng Nhật Minh - Sự nghiệp và tác phẩm”(Nguyễn Minh Phương).

 

 

                                                                           Theo Báo LĐ

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục