Tình trạng người dân chen lấn ở các lễ hội diễn ra khá phổ biến.

Tình trạng người dân chen lấn ở các lễ hội diễn ra khá phổ biến.

Trong lúc Bộ VHTTDL kỳ vọng việc quy hoạch và phân loại lễ hội đang tiến hành xây dựng sẽ là cơ sở pháp lý cho việc đưa các hoạt động lễ hội vào trật tự, nền nếp, thì tại hội nghị khoa học với chủ đề “Lễ hội – nhận thức, giá trị và giải pháp quản lý” cũng do bộ và Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia tổ chức cuối tuần qua, các đại biểu lại có những ý kiến không mấy tin tưởng vào giải pháp mang tính hành chính ấy.

Phân loại theo cách nào?

Theo định hướng quy hoạch  của Bộ VHTTDL, gần 8.000 lễ hội diễn ra hằng năm ở nước ta sẽ được chia làm 5 loại như sau: Lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử cách mạng, lễ hội tôn giáo, lễ hội du nhập từ nước ngoài vào, lễ hội VHTTDL. Thế nhưng, theo các nhà khoa học,  các sự kiện phục vụ cho những mục đích phát triển du lịch, kinh tế như: Carnaval Hạ Long, Festival Huế, lễ hội càphê Buôn Ma Thuột, Festival diều, lễ hội trái cây Nam Bộ, Festival hoa Đà Lạt... cũng được coi như lễ hội là sai với bản chất của lễ hội.

Theo GS-TS Ngô Văn Thịnh - Uỷ viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia (HĐ DSVHQG) - đã gọi là lễ hội thì phải đảm bảo được 3 đặc trưng cơ bản: Gắn với đời sống tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng và mang tính thiêng; mang tính hệ thống, tính phức hợp, một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể, bao gồm gần như tất cả các phương diện khác nhau của đời sống xã hội của con người; và quan trọng là chủ thể của lễ hội là cộng đồng. Cộng đồng chính là chủ thể sáng tạo, hoạt động và hưởng thụ các giá trị văn hóa của lễ hội.

Có lẽ chính vì sự đánh đồng lễ hội cổ truyền với lễ hội mới – hay nói một cách chính xác hơn là những sự kiện văn hóa nói trên - mà hiện nay, lễ hội cổ truyền ở nước ta đang bị  phát triển theo mấy hướng: Sân khấu hóa, đơn điệu hóa, trần tục hóa (mất tính thiêng), quan phương hóa, thương mại hóa. Điều này không những làm mất đi sự đa dạng văn hóa mà còn là nguyên nhân gây ra sự lộn xộn trong cách thức tổ chức.

TS Lê Thị Minh Lý cho rằng: “Khi chúng ta chưa chuẩn bị kỹ  thì bước vào quy hoạch và phân loại sẽ chắc chắn gặp nhiều vấn đề. Trong Công ước UNESCO nói rõ, sự phân loại này chỉ mang tính tương đối; bởi di sản văn hóa phi vật thể không bao giờ đứng một mình, đặc biệt lễ hội là sự thể hiện đa dạng nhất, kết hợp nhiều hình thức: Nó vừa có diễn xướng dân gian, vừa có truyền khẩu, trình diễn...".

"Có thể nói, có rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể nằm trong một lễ hội. Vậy phân loại theo kiểu gì, theo phương thức và tiêu chí nào? Do vậy, việc phân loại để quản lý và quản lý theo một chính sách cụ thể thì rõ ràng là sẽ gặp rất nhiều vấn đề. Còn việc quy hoạch, chúng ta chỉ có thể quy hoạch một cái gì đó rất cụ thể, như di tích chẳng hạn. Di tích là của Nhà nước, còn di sản văn hóa phi vật thể là của người dân, sống trong dân ở khắp mọi nơi, làm sao quy hoạch được” – TS Minh Lý kết luận.   

Phải bắt đầu từ nhận thức

Phần lớn ý kiến của các nhà khoa học đều cho rằng: Chỉ nên phân làm hai loại: Lễ hội dân gian cổ truyền và những lễ hội mới - hay nói cách chuẩn hơn là sự kiện văn hóa - để phục vụ cho nhu cầu phát triển đương đại, bởi bản chất của hai loại lễ hội này khác hẳn nhau. Từ nhận thức này, chúng ta sẽ có những cách quản lý cụ thể, hiệu quả hơn.

Theo PGS-TS Nguyễn Văn Huy: Quản lý lễ hội cổ truyền thì phải xây dựng một cơ chế như thế nào để cộng đồng thực sự là chủ của lễ hội, Nhà nước nên ít can thiệp. Thời gian vừa qua, Nhà nước can thiệp quá sâu, ở một số lễ hội Nhà nước đã làm thay cho cả cộng đồng, từ đó,  cách thức thực hành và bảo tồn phát huy lễ hội cũng bị sai lệch, nếu không muốn nói là méo mó di sản, như trường hợp lập kỷ lục hát quan họ ở hội Lim là một ví dụ.

Cũng cần lưu ý rằng, khái niệm cộng đồng bây giờ cũng có nhiều thay đổi. Cộng đồng sẽ bao gồm cả các quan chức nhà nước – những cán bộ cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh... Do vậy, phải làm sao cho cộng đồng ấy ít mang tính hành chính hóa, quan phương hóa. Tổ chức ra làm sao, tổ chức ở quy mô như thế nào thì hãy để cho cộng đồng quyết định và tự tổ chức. Nhà nước chỉ định hướng và hỗ trợ trong công tác tổ chức. Còn việc  quản lý những sự kiện văn hóa (lễ hội mới) thì có cách quản lý khác, phải tính toán chứ không thể bao cấp hay lấy tiền ngân sách nhà nước. Phải có đánh giá hiệu quả thực sự.

Điều mà xã hội đang băn khoăn chính là những lễ hội mới như đã nói ở trên: Ngày càng nhiều, quy mô ngày càng lớn, gây lãng phí tiền của, công sức, thời gian. Nếu là vì lợi ích của doanh nghiệp, địa phương thì cứ để cho doanh nghiệp, địa phương đó làm, đừng chính trị hóa những sự kiện mang tính kinh tế.  Cách tổ chức hiện nay đang nhập nhằng giữa lợi ích công (nhà nước) và lợi ích riêng (nhóm).

Và cuối cùng, nói gì thì nói, tất cả những câu chuyện trên đều xuất phát từ vấn đề con người: Ngoài nhận thức đúng còn cần đến năng lực: Năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực của người làm quản lý nói chung và quản lý di sản nói riêng,  năng lực làm việc với cộng đồng và năng lực của chính cộng đồng. Chỉ khi nào những vấn đề trên được giải quyết, thì mới hy vọng tình hình tổ chức lễ hội đi vào trật tự, tránh hình thức, lãng phí.

 

                                                                   Theo Báo Laodong

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục