Điểm BĐVHX Vĩnh Đồng (Kim Bôi) đóng cửa ngay cả trong giờ mở cửa ghi trên biển. Ảnh chụp lúc 15h30' ngày 3/6/2013.

Điểm BĐVHX Vĩnh Đồng (Kim Bôi) đóng cửa ngay cả trong giờ mở cửa ghi trên biển. Ảnh chụp lúc 15h30' ngày 3/6/2013.

(HBĐT) - Điểm bưu điện văn hóa xã (BĐVHX) được xây dựng từ năm 1999 nhằm phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) bưu chính, viễn thông phục vụ sự phát triển KT-VH-XH ở nông thôn. Hiệu quả của mô hình đã được khẳng định trên thực tế, nhất là những năm đầu triển khai. BĐVHX góp phần tạo sự công bằng trong hưởng thụ lợi ích mà các dịch vụ bưu chính, viễn thông mang lại, thu hẹp khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn. Đây cũng là nơi phục vụ đọc sách, báo miễn phí, giúp người dân nông thôn tiếp cận với tri thức, nắm bắt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, nâng cao dân trí, đời sống văn hoá tinh thần.

 

Giám đốc Bưu điện tỉnh Nguyễn Thị Hải chia sẻ: Tôi rất phấn khởi khi biết rằng có những nông dân khi đàn dê của gia đình bị bệnh tìm đến đọc sách, báo tại BĐVHX nắm được kỹ thuật đã cứu được cả đàn hay những lời cảm ơn chân thành của những người dân vùng sâu, xa, cao khi được đọc báo miễn phí tại BĐVHX đã khích lệ chúng tôi. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắng nhìn nhận rằng, những năm gần đây, nhiều điểm BĐVHX hoạt động khá cầm chừng, lượng người đến giao dịch, đọc sách, báo không nhiều. Toàn tỉnh hiện có 190 điểm BĐVHX và hiện nay hầu hết đều đã xuống cấp, thiết bị phục vụ cũ, hỏng, thiếu thốn. Số lượng đầu sách, báo không được bổ sung nhiều. Doanh thu trung bình mỗi tháng của các điểm BĐVHX đạt thấp, có những điểm ở huyện Mai Châu, Đà Bắc không có thu, có điểm chỉ thu được 20.000 đồng. Trong khi đó, kinh phí cứng chi trả cho mỗi cán bộ BĐVHX 1.050.000 đồng/tháng. Như vậy, 100% điểm phải bù lỗ hoàn toàn, hoạt động chỉ mang tính công ích.

 

Trên thực tế, mức thu nhập của cán bộ điểm BĐVHX so với mặt bằng xã hội thấp. Mặt khác, họ cũng chưa được đóng BHXH nên một số cán bộ không mặn mà, gắn bó lâu dài. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của điểm BĐVHX đang có xu hướng giảm do biến động của nhu cầu xã hội. Các mạng di động phủ sóng ngày càng rộng, mạng cáp phát triển đến các xóm. Nhiều hộ gia đình đã đăng ký sử dụng các dịch vụ điện thoại cố định, di động, internet nên thị phần bị chia sẻ. Kể cả người dân nông thôn tại các hộ gia đình nghèo cũng có điện thoại di động nên lượng khách đến các điểm BĐVHX để gọi điện thoại gần như không còn. Hệ thống máy tính phục vụ truy cập internet đã cũ, tốc độ truy cập chậm nên cũng chẳng có mấy ai đến dùng. Đến nay chỉ còn 51 điểm BĐVHX có dịch vụ truy cập internet nhưng cũng chỉ có giá 1.000 đồng/giờ hoặc thậm chí miễn phí cũng có ít người dùng. Theo thống kê mới nhất, trung bình mỗi điểm có 218 đầu sách và mỗi tháng có khoảng 200 người đến đọc sách, báo/điểm.

 

Ngày có, ngày không có người đến đang là tình trạng diễn ra thường xuyên ngay tại điểm BĐVHX Sủ Ngòi (TPHB) được chọn làm điểm trong CVĐ “Chung tay xây dựng điểm BĐVXH giai đoạn 2013 – 2017”. Chị Thủy, cán bộ tại điểm BĐVHX tâm sự: Nghỉ hè nhưng cũng không có học sinh đến đọc sách, báo, chỉ có một số cán bộ nghỉ hưu lác đác đến đọc sách và mua thẻ điện thoại để nạp tiền. Đã từ lâu không có ai đến gọi điện và truy cập inernet nên cũng bỏ luôn máy tính. Đề án luân chuyển tủ sách pháp luật từ UBND xã về BĐVHX đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt và thực hiện từ năm 2010 nhưng đến nay, xã vẫn chưa thực hiện được. Trước đây, nền nhà và cửa sổ bị hỏng, tường nhà mốc nên trông lem nhem. Vừa được chọn làm điểm nên cuối tháng 6, nơi đây mới được sửa chữa lại khang trang hơn và được bổ sung thêm 80 đầu sách. Theo quan sát của chúng tôi tại điểm BĐVHX Vĩnh Đồng (Kim Bôi) cũng chẳng có mấy ai đến mặc dù nằm ngay mặt đường khu trung tâm xã. Theo một chị nhà gần BĐVHX, điểm này chỉ mở cửa vào buổi sáng mặc dù trên biển ghi giờ mở cửa là sáng: 8 – 11 giờ, chiều 13h30’ – 16h30’ và chị cũng chưa đến đọc sách bao giờ.

 

Trước những khó khăn hiện nay, Bưu điện tỉnh đã tập trung đưa ra nhiều giải pháp để vực dậy các điểm BĐVHX. Mới đây, đơn vị đã phối hợp với Tỉnh Đoàn thực hiện CVĐ “Chung tay xây dựng điểm BĐVHX giai đoạn 2013 – 2017”. Theo đó, hai bên sẽ phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền giới thiệu sách, báo nhằm thu hút người dân tới sử dụng. Vận động ĐV-TN quyên góp, hỗ trợ bằng tiền hoặc sách, báo để hình thành tủ sách lưu động, góp phần bổ sung, đổi mới sách, báo tại các điểm. Vận động ĐV-TN góp ngày công tham gia tu sửa, chỉnh trang các điểm. Ngoài ra, Bưu điện tỉnh phát động đoàn viên công đoàn quyên góp sách, báo, tiền để bổ sung, tu sửa các điểm theo hình thức cuốn chiếu. Hiện nay, 100% điểm tại huyện Yên Thủy và một số điểm ở TPHB đã được tu sửa lại. Sở TT&TT, Sở VH-TT&DL và Bưu điện tỉnh cũng phối hợp để sắp tới thực hiện việc luân chuyển sách từ thư viện tỉnh, huyện đến các điểm BĐVHX 6 tháng 1 lần. Tiếp tục tực hiện đề án luân chuyển tủ sách pháp luật từ UBND xã đến điểm BĐVHX. Trong quý IV/2013 sẽ thực hiện việc trả lương hưu tại điểm BĐVHX. Ngoài các dịch vụ bưu chính viễn thông cơ bản như chuyển phát thư từ, bưu phẩm, bưu kiện, mua tem thư, đặt báo… hiện nhiều điểm mở ra các dịch vụ mới như chuyển tiền (48 điểm), bán thẻ điện thoại, văn phòng phẩm, BHYT tự nguyện… Cùng với đó, phát động phong trào thi đua, tập huấn nghiệp vụ thư viện, bưu điện cho các cán bộ điểm BĐVHX. Chọn mở cửa 4 giờ/ngày vào thời điểm phù hợp với từng địa bàn. Với những giải pháp tích cực như vậy, Bưu điện tỉnh hy vọng trong thời gian tới, các điểm BĐVHX sẽ thu hút được đông đảo nhân dân đến giao dịch, đọc sách, báo.

 

 

                                                                                           Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục