Bác Hồ vui Tết Trung thu với các cháu thiếu nhi Hà Nội năm 1958.
Ảnh: T.L

Bác Hồ vui Tết Trung thu với các cháu thiếu nhi Hà Nội năm 1958. Ảnh: T.L

(HBĐT) - Là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân. Trong đó, Bác dành tình thương yêu đặc biệt đối với các cháu thiếu niên, nhi đồng - thế hệ tương lại của đất nước. Tình cảm thiêng liêng đó không chỉ được thể hiện sâu sắc khi Người còn sống mà thấm nhuần sâu rộng trong nhân dân khi Bác đã đi xa “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng” (Di chúc).

 

Vào những ngày kỷ niệm Quốc tế thiếu nhi, ngày khai trường, Tết Trung thu hay mỗi khi các cháu làm được việc tốt, đạt thành tích xuất sắc, Bác Hồ thường đến thăm hỏi, động viên hoặc gửi thư, tặng quà. Trong số 16 bài thơ Bác dành cho thiếu nhi có tới một nửa được Bác viết vào những dịp Tết Trung thu. Đó là những câu văn, vần thơ rất đỗi giản dị và dễ hiểu, dễ thuộc mà luôn chan chứa tình yêu thương của Người.

 

Sau những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, năm 1941, Bác trở về Tổ quốc để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Nhân dịp Tết Trung thu năm đó, Người viết bài thơ kêu gọi thiếu nhi vào ngày 21/9/1941 thể hiện sự quan tâm của mình đối với các cháu thiếu nhi:

 

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan

Chẳng may vận nước gian nan

Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng

Học hành, giáo dục đã thông

Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa...

 

Những lời thơ viết cho thiếu nhi mà cũng là cho tất cả mọi người. Trẻ em là lớp măng non, là búp trên cành đáng lẽ phải được nâng niu, chăm sóc nhưng chẳng may vận nước gian nan khiến các cháu chịu nhiều thiết thòi, cực khổ. Từ đó, Bác chỉ ra nguyên nhân của nông nỗi ấy là Vì giặc Nhật, vì giặc Tây bạo tàn. Người gọi mở, dẫn dắt để mở rộng nhận thức rồi đi đến vận động, giắc ngộ các cháu:

 

Vậy nên trẻ em nước ta

Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh

Người lớn cứu nước đã đành

Trẻ em cũng góp phần mình một tay...

 

Thực tế là các cháu thiếu niên, nhi đồng đã vâng lời Bác dạy, hưởng ứng lời kêu gọi đó, tham gia các hoạt động yêu nước như: Kim Đồng, Vừ A Dính... góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng tám 1945. Ngay mùa thu độc lập đầu tiên, Bác Hồ đã gửi thư động viên, thể hiện tình thương yêu, sự quan tâm và niềm tin vào các cháu thiếu nhi:

 

Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không. Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các cháu.

 

Đã hơn nửa thế kỷ nay, những lời động viên, nhắn gửi của Bác luôn được vang vọng trong mỗi ngày khai trường, Tết Trung thu và được trân trọng khắc ghi trên mỗi ngôi trường, tạo niềm xúc động thiêng liên, là nguồn động lực giúp các thế hệ thiếu nhi Việt Nam ra sức phấn đấu học tập và rèn luyện xứng đáng với niềm mong mỏi của Bác.

 

Trung thu năm 1946, mặc dù bận rộn với những công việc quan trọng của đất nước nhưng Bác Hồ vẫn không quên làm thơ gửi cho các cháu:

 

Bác mong các cháu chăm ngoan

Mai sau gìn giữ giang sơn Lạc Hồng

Sao cho nổi tiếng Tiên Rồng

Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam.

 

Vẫn là sự quan tâm và niềm mong mỏi các cháu thiếu nhi chăm học và làm được nhiều việc tốt góp phần xây dựng và giữ gìn nền độc lập còn rất non trẻ của đất nước. Bác nhắc đến những danh từ thiêng liên như: Lạc Hồng, Tiên Rồng. Việt Nam như muốn gợi lại truyền thống yêu nước bốn nghìn năm của dân tộc gắn liền với tên tuổi của những người anh hùng nhỏ tuổi như: Thánh Gióng, Trần Quốc Toản... Đây là những tấm gương sáng trong lịch sử dân tộc đáng để các cháu noi theo.

 

Trong suốt cuộc đời Chỉ muốn quên mình cho hết thảy (thơ Tố Hữu) của mình, Bác Hồ luôn canh cánh một ước mong, đó là các cháu thiếu nhi được ăn no, mặc ấm và được học hành. Chính vì vậy, trong mọi hoàn cảnh, tình thương yêu của Người dành cho các cháu thiếu nhi vẫn đậm sâu, tha thiết:

 

Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

Sau đây Bác viết mấy dòng

Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương.

(Thư Trung thu 1951)

 

Những năm tháng cả dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ đều gửi thư cho các cháu mỗi dịp Trung thu về và khẳng định tình cảm bao la của mình: Ai yêu nhi đồng/bằng Bác Hồ Chí Minh. Lời Bác luôn nhẹ nhàng, trìu miến gắn với việc độngv iên các cháu tham gia, thực hiện những công việc cụ thể, phù hợp với tình hình cách mạng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi của thiếu nhi:

 

Ai yêu các nhi đồng

Bằng Bác Hồ Chí Minh

Tính các cháu ngoan ngoãn

Mặt các cháu xinh xinh

Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

Tuỳ theo sức của mình...

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh.

(Thư Trung thu ngày 25/9/1952)

 

Cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn cuối, quân - dân ta trên khắp các chiến trường liên tiếp giành được những thắng lợi quan trọng. Tết Trung thu năm 1953, Bác phấn khởi gửi thư kể tin chiến thắng, chia vui với các cháu thiếu nhi. Trong những chiến thắng đó có sự đóng góp không nhỏ của các cháu:

 

Khắp nơi Nam, Bắc, Tây, Đông

Được tin thắng trận cờ hồng tung bay

Các cháu vui thay

Bác cũng vui thay

Thu sau so với thu này vui hơn.

 

Cụm từ vui thay được lặp lại và câu thơ thứ 3 được ngắt thành hai dòng, mỗi dòng có bốn tiếng diễn rả niềm vui dâng trào, khôn xiết của Bác Hồ và của các cháu. Trong bài thơ này, Người đã tiên đoán chính xác, đồng thời khẳng định về sự thắng lợi của cuộc kháng chiến. Thu sau so với thu này vui hơn. Thu sau tức là mùa thu năm 1954 sẽ vui hơn thu này - mùa thu năm 1953. Quả đúng như vậy, ngày 7/5/1954, với chiến thắng Điện Biên Phủ, quân, dân ta đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, trong tư thế của người chiến thắng và mùa thu năm 1954 là mùa thu mà một nửa đất nước đã sạch bóng quân thù - mùa thu mà các cháu thiếu nhi thực sự được sống trong độc lập, tự do.

 

Nhưng đế quốc Mỹ và các thế lực tay sai đã lập lọng không thực hiện đúng Hiệp định Giơnevơ về việc hiệp thương thống nhất đất nước - niềm mong ước lớn nhất của Bác, của nhân dân ta lúc bấy giờ. Trong hoàn cảnh đó, Tết Trung thu năm 1956, Bác Hồ đã gửi thư cho các cháu thiếu nhi miền Nam bày tỏ niềm thương nhớ và động viên các cháu tin tưởng đến ngày xum họp, đoàn tụ tại hai miền Bắc, Nam sẽ không còn xa:

 

Bắc - Nam sẽ xum họp một nhà

Bác cháu ta gặp mặt trẻ già vui chung

Nhớ thương các cháu vô cùng

Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi

 

Đáp lại lời kêu gọi của Bác Hồ, cùng với thiếu nhi miền Bắc, các cháu thiếu niên, nhi đồng ở miền Nam cũng thi đua lập công như anh hùng Lê Văn Tám, anh hùng Kim Lịch... góp phần làm nên đại thắng mùa xuân 1975, thống nhất đất nước, Bắc - Nam xum họp một nhà thỏa lòng Bác mong...

 

Dù Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng hình ảnh của Người vẫn luôn gần gũi với mọi thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam. Tình cảm thiêng liêng của Bác dành cho các cháu thiếu nhi và của các cháu thiếu nhi dành cho Bác mãi mãi sáng soi, dịu hiền như ánh trăng đêm rằm. Đọc lại thư Trung thu của Người, chúng ta lại được tắm mình trong tình thương yêu bao la, mát lành tỏa ra từ một tâm hồn lớn, nhân cách lớn.

 

 

 

                                                                Trần Văn Lợi

                                                      (Nghĩa Hưng - Nam Định)

 

 

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục