Bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương
 
 
Trịnh Văn Ánh, Tổng biên tập Báo Bắc Giang.

Tỉnh Bắc Giang nằm trong vùng Kinh Bắc cổ xưa, hiện còn lưu giữ nhiều loại hình di sản văn hóa độc đáo. Có nhiều danh thắng, lễ hội, di sản di tích quốc gia đặc biệt. Vì vậy nhiều năm qua, vấn đề bảo tồn các giá trị văn hóa các dân tộc luôn được Báo Bắc Giang coi trọng tuyên truyền sâu, rộng nhiều mặt.

 

Trên cơ sở NQT.Ư 5 (khóa VIII) và chương trình “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2020”, Ban Biên tập Báo Bắc Giang đã bám  sát nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực văn hóa, xây dựng kế hoạch, thực hiện chuyên trang, chuyên mục. Nội dung chuyên trang không ngừng được nâng cao về chất lượng, tăng cường  về thời lượng. Từ năm 2010 đến nay, Báo Bắc Giang đã đăng tải hơn 2.000 tác phẩm về văn hóa. Các tác phẩm viết về di sản văn hóa trên Báo Bắc Giang luôn là vấn đề được độc giả quan tâm. Báo Bắc Giang đã không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm chuyên môn; phân công trách nhiệm cụ thể cho tập thể, cá nhân phụ trách các chuyên trang, chuyên mục; chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện tuyên truyên về di sản văn hóa; lồng ghép việc tuyên truyền bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa với việc xây dựng NTM; tuyên truyền, giáo dục về di sản văn hóa và Luật Di sản văn hóa; quan tâm tổ chức mạng lưới cộng tác viên; có cơ chế động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời các tác giả, tác phẩm tốt về đề tài văn hóa.

 

Tuyên truyền về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc theo tinh thần NQ T.Ư 5
 
 

Nói đến Sơn La là nói đến một vùng văn hoá đa dạng, phong phú, giàu hương sắc và đậm đà bản sắc dân tộc, là nơi hội tụ sinh sống từ lâu đời của 12 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc đều mang những bản sắc văn hóa đặc trưng độc đáo và đều có một kho tàng di sản văn hoá mang sắc thái riêng và hết sức quý giá.

                                                    Nguyễn Đắc Tĩnh, Tổng biên tập Báo Sơn La.

 

Trong những năm qua, Báo Sơn La đã tuyên truyền đậm nét các lễ hội truyền thống đặc sắc của các dân tộc như: lễ hội hoa Ban, lễ hội cầu mưa của dân tộc Thái; lễ hội Pang A Nụn Pan của dân tộc La Ha; lễ hội Mương A Ma của dân tộc Xinh Mun; lễ hội Xen Pang ả của dân tộc Kháng... qua đó góp phần làm cho các thế hệ con em các dân tộc Sơn La hiểu biết thêm về truyền thống lịch sử - văn hoá của vùng đất mà cha ông đã khai phá và dựng xây, từ đó thêm tự hào, gắn bó với quê hương.

 

Qua tuyên truyền, Báo Sơn La rút ra được một số kinh nghiệm sau: Chi ủy, Ban biên tập đã quán triệt sâu nội dung Nghị quyết cho cán bộ, biên tập viên, phóng viên trong tòa soạn để thống nhất nhận thức và phương pháp tuyên truyền đưa nội dung nghị quyết vào cuộc sống. Xây dựng kế hoạch, bố trí thời lượng phù hợp tuyên truyền về lĩnh vực văn hóa - văn nghệ nói chung, bản sắc văn hóa các dân tộc nói riêng trên cả 3 ấn phẩm: Báo Sơn La, trang báo Điện tử và Tờ tin ảnh Sơn La. Bên cạnh đó, ngoài bố trí chỉ đạo đội ngũ phóng viên bám nắm cơ sở, 3 cùng với dân để tìm hiểu phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc để phản ánh sinh động đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc trong huyện, Ban biên tập khuyến khích các nhà báo, nhà văn, nhà nghiên cứu, cộng tác viên sáng tạo tác phẩm về đề tài bản sắc văn hóa dân tộc. 

 

 

Báo Hà Giang tuyên truyền về bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc
 

 
Đặng Quang Vượng, Phó Tổng biên tập Báo Hà Giang.

Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới cực Bắc của Tổ quốc, với nhiều di tích, danh thắng quốc gia như: chùa Sùng Khánh, di tích kiến trúc nhà Vương (vua Mèo), di sản danh thắng ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, di sản chữ viết người cổ ở xã Nấm Dẩn (Xín Mần); di tích Kỳ đài nơi Bác Hồ nói chuyện với đồng bào Hà Giang năm 1961... Đặc biệt Hà Giang có cao nguyên đá Đồng Văn được UNNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu - một trong 2 công viên thế gới ở khu vực Đông Nam á.

 

Bám sát các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước ở T.Ư và địa phương về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, Báo Hà Giang những năm qua đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền trên các ấn phẩm báo chí như: Báo Hà Giang hàng ngày, Báo Hà Giang Điện tử, Báo Hà Giang cực Bắc (hàng tháng) dành riêng cho đồng bào vùng cao để  không ngừng nâng cao nhận thức và tạo nên hành động thiết thực cho cán bộ và đồng bào các dân tộc... Để tạo được phong trào và nhân rộng phong trào, Báo Hà Giang thường xuyên kết hợp với Sở VH-TT&DL nắm bắt chủ trương, những vấn đề trọng tâm phát triển văn hóa ở cơ sở, tập trung tuyên truyền cả bề rộng lẫn chiều sâu, xây dựng được các điển hình tiên tiến tập thể và cá nhân trong các lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể. Do chú trọng đúng mức công tác tuyên truyền báo chí, Hà Giang những năm qua đã đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát triển văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số được nâng lên rõ nét có hiệu quả cao như: khôi phục nghề làm khèn, thổi  khèn, thổi sáo Mông, học kéo nhị, đánh đàn tính, học chữ viết của dân tộc Mông, thổi kèn lá... ở các huyện trong tỉnh.

 

Tăng cường tuyên truyền về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
 

 
Sầm Việt An, Tổng biên tập Báo Cao Bằng.

Hiện nay, Báo Cao Bằng có 3 ấn phẩm: Báo điện tử, Báo in xuất bản 3 kỳ/tuần, mỗi kỳ phát hành gần 9.300 tờ. Báo Cao Bằng nhận thức được nhiệm vụ tuyên truyền về bản sắc văn hóa dân tộc rất quan trọng, góp phần thay đổi nhận thức, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII).

 

Báo bám sát sự chỉ đạo của T.Ư, của Tỉnh ủy thông tin đầy đủ, kịp thời việc học tập, quán triệt và triển khai triển khai thực hiện NQT.Ư 5, đưa Nghị quyết vào cuộc sống của nhân dân. Hàng năm, Báo có khoảng hơn 300 tin, bài, ảnh  phản ánh các sự kiện, phong trào xây dựng đời sống văn hóa; xây dựng làng xóm, khu phố, cơ quan, đơn vị văn hóa; công tác bảo vệ môi trường, sinh thái, cảnh quan, di tích lịch sử văn hóa; phong trào văn nghệ quần chúng, xây dựng trường học thân thiện, giữ gìn TTATXH, đoàn kết, xóa đói - giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân... Ngoài các chuyên đề phản ánh các giá trị phong phú, Báo mở và duy trì các chuyên mục: “Tìm trong vốn cổ, Văn hóa ẩm thực, Non nước Cao Bằng, Nét đẹp quê hương, Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống”... Thông qua các bài viết biểu dương những tấm gương điển hình trong giữ gìn, bảo tồn những nét văn hoá tiêu biểu; sưu tầm, phục dựng các lễ, hội, trò chơi dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn; thường xuyên cập nhật những nét văn hoá truyền thống của từng dân tộc trong tỉnh; thông tin đầy đủ các hội diễn, liên hoan nghệ thuật quần chúng, hoạt động của các CLB văn nghệ quần chúng... Công tác tuyên truyền tạo sự chuyển biến về nhận thức trong các cấp, ngành, các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội về vai trò, vị trí của văn hoá và trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hoá trong giai đoạn mới; góp phần quan trọng xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

 

Tuyên truyền đậm nét, phát huy thế mạnh của từng loại hình báo chí
 

 
Hoàng Đình Hôm, Tổng biên tập Báo Lạng Sơn.

Theo thống kê, toàn tỉnh Lạng Sơn có hơn 300 lễ hội, gần 600 điểm, khu di tích được thống kê, quản lý; trong đó có gần 120 điểm, khu di tích được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh. Công tác quản lý, bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, khai thác giá trị di tích được quan tâm.

 

Trong thời gian qua các cấp, ngành đã hết sức quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, di sản văn hóa (DSVH), gắn kết cộng đồng dân tộc; gắn bảo tồn bản sắc văn hóa, DSVH với điều kiện và môi trường sống của đồng bào các dân tộc. Trong đó, Báo chí Lạng Sơn đã chủ động, tích cực tuyên truyền về vấn đề trên thông qua những chương trình, ấn phẩm báo chí. Ban Biên tập xác định việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, giá trị các DSVH luôn là nội dung lớn cần có sự tập trung tuyên truyền rõ nét song vẫn đảm bảo cân đối tuyên truyền hài hòa với các nội dung khác. Điều này cũng phù hợp với quan điểm phát triển bền vững, phát triển KT-XH gắn với phát triển văn hóa và ngược lại. Ban Biên tập luôn xác định trọng tâm công tác tuyên truyền trên báo; làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, lịch xuất bản; chủ động để xây dựng kế hoạch tuyên truyền đậm nét; phát huy mạnh mẽ thế mạnh của từng loại hình báo chí. Xây dựng lực lượng phóng viên chuyên trách có đủ năng lực, trình độ, tâm huyết; không ngừng học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi, phát hiện cái mới. Có cơ chế khuyến khích các tác phẩm báo chí viết về đề tài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa. Ban biên tập thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả sau mỗi đợt tuyên truyền, thực hiện các số báo chuyên trang để nghiêm túc rút kinh nghiệm. Thường xuyên cập nhật các vấn đề thời sự văn hóa để công tác tuyên truyền đúng, trúng, hay.

 

 

Xây dựng đội ngũ CTV trong tuyên truyền phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa vùng chiến khu Việt Bắc
 

 
Liêu Văn Chiến, Phó Tổng biên tập Báo Thái Nguyên.

Thái Nguyên là tỉnh trung du, miền núi, mảnh đất giao thoa nhiều loại hình văn hóa của đồng bào các dân tộc. Nhắc đến quê hương cách mạng Thái Nguyên không thể không nhắc đến những địa danh: rừng Khuôn Mánh, Định Hóa... Với hệ thống trên 400 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 28 di tích cấp quốc gia, 14 điểm di tích cấp quốc gia đặc biệt đã trở thành những địa chỉ về giáo dục chính trị, truyền thống cách mạng sinh động cho nhân dân và khách du lịch.

 

Những năm qua, Báo Thái Nguyên đã không ngừng đổi mới về nội dung, hình thức và đa dạng hóa về loại hình. Báo phát hành 7 kỳ/tuần và ấn phẩm Thái Nguyên hàng tháng. Báo Thái Nguyên điện tử luôn cập nhật kịp thời thông tin và có bản dịch tiếng Anh, tiếng Trung Quốc. Chúng tôi đã cộng tác với các cơ quan trong tỉnh xuất bản các tập san, sách lịch sử tuyên truyền sâu rộng về lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa như: “Từ ATK Thái Nguyên đến chiến thắng Điện Biên Phủ”; “Thái Nguyên với Bác Hồ, Bác Hồ với Thái Nguyên”... Đối với CB, PV, BTV, chúng tôi luôn quán triệt sâu sắc tinh thần NQT.Ư 5 (khóa VIII) về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Hàng năm, mời các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực văn hóa, lịch sử đến giảng bài, nói chuyện chuyên đề và mời tham gia cộng tác với Báo theo từng chuyên trang, chuyên đề. 

Để duy trì các chuyên mục và luôn thu hút bạn đọc, bên cạnh việc phân công phóng viên chuyên trách và phòng chuyên môn, chúng tôi xây dựng đội ngũ CTV, đặc biệt là các giảng viên đại học, sinh viên làm nghiên cứu sinh, cũng như các đề tài tiểu luận của các trường đại học... Hiện nay, Báo có trên 300 CTV, trong đó có gần 100 CTV thường xuyên tham gia cộng tác viết bài về lĩnh vực văn hóa - xã hội. Chúng tôi đã phát động các cuộc thi báo chí chất lượng cao và gắn nội dung bài viết về lĩnh vực văn hóa vào cuộc thi tạo ra không khí thi đua sôi nổi, thu hút sự tham gia ngày càng nhiều CTV trong, ngoài tỉnh.

 

 

 

 

 

 

 

                                                 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục