Chị em phụ nữ tham gia biểu diễn nghệ thuật cùng nam giới một cách bình đẳng như nhau. Ảnh M.Tuấn

Chị em phụ nữ tham gia biểu diễn nghệ thuật cùng nam giới một cách bình đẳng như nhau. Ảnh M.Tuấn

(HBĐT) - Là tỉnh có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, mức độ phát triển của từng vùng, từng dân tộc còn khác nhau, nên trong những năm qua, cùng với tập trung phát triển KT-XH, tỉnh rất quan tâm đến việc thực hiện bình đẳng giới và kiểm soát việc tác động của các phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số đến bất bình đẳng giới ở vùng dân tộc miền núi trong tỉnh.

 

Để cộng đồng các dân tộc anh em (nhất là các dân tộc ít người) hiểu được các quy định của pháp luật về bình đẳng giới, các cơ quan chức năng trong tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, pháp luật của Đảng, Nhà nước về bình đẳng giới đến nhân dân với các hình thức đa dạng như: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền trong các cơ quan, đơn vị, các xóm bản, chi hội đoàn thể. Chú trọng tuyên truyền việc đảm bảo quyền được khai sinh, quyền được học tập của trẻ em gái và phụ nữ; quyền được giúp đỡ xóa đói- giảm nghèo đối với các gia đình do phụ nữ làm chủ hộ; thực hiện chế độ, chính sách đối với lao động nữ tại một số doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động là nữ). Nhiều cách làm hay, mô hình, điển hình tiên tiến trong thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, đấu tranh xóa bỏ phân biệt đối xử về giới và định kiến giới đã được giới thiệu trên Báo Hòa Bình, Đài PT-TH tỉnh. Giúp người dân biết rõ nội dung cơ bản về công tác vận động phụ nữ, góp phần nâng cao vị thế của người phụ nữ, hạn chế tình trạng bạo lực gia đình. Bên cạnh đó, các ngành, địa phương cũng tổ chức nhiều lớp tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ cấp xã làm công tác bình đẳng giới và cho nữ cán bộ các cấp. Xây dựng mô hình CLB hoạt động bình đẳng giới, đào tạo nghề cho phụ nữ và trẻ em gái nông thôn trên địa bàn.

Thông qua các hoạt động này, công tác bình đẳng giới ở tỉnh đã có những chuyển biến rõ nét về nhận thức. Tuy nhiên, có một thực tế là tư tưởng định kiến giới tồn tại khá phổ biến trong nhân dân (và một bộ phận cán bộ, công chức) nên nhiều đơn vị chưa hiểu rõ yêu cầu triển khai công tác bình đẳng giới dẫn đến việc lồng ghép yếu tố giới vào công tác chuyên môn chưa được quan tâm đúng mức, chưa bố trí cán bộ và tạo điều kiện cho hoạt động bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng triển khai, thực hiện Luật Bình đẳng giới.

 

Là tỉnh có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống nên các phong tục tập quán tốt đẹp chung của cộng đồng dân cư như: trong gia đình, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái tương đối bình đẳng. Con cái phải có hiếu với cha mẹ, phải kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng và vâng lời cha mẹ. Cha mẹ phải chăm lo nuôi dạy con cái, truyền đạt kinh nghiệm sản xuất, các công việc trong gia đình; uốn nắn con cái về lời ăn, tiếng nói, cách ửng xử trong gia đình và với cộng đồng. Cha mẹ già ở với con cái cả, những người con thứ ra ở riêng được cha mẹ chia cho một số tài sản nhất định và phải có trách nhiệm với cha mẹ. Anh em ruột thịt sống có trách nhiệm với nhau và yêu thương nhau. Khi cha mẹ qua đời, người anh cả chịu trách nhiệm nuôi dưỡng, dựng vợ, gả chồng cho các em... được các gia đình tôn trọng và thực hiện tốt, góp phần duy trì tỷ lệ hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa hàng năm trong toàn tỉnh ở con số trên 70%, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân trên 3%/năm.

 

Tuy nhiên có một thực tế khách quan là tư tưởng "trọng nam, khinh nữ" vẫn tồn tại trong nhiều gia đình (nhất là các địa bàn vùng sâu, đặc biệt khó khăn). Người chồng, người cha là chủ gia đình, có vai trò quan trọng nhiều mặt của cuộc sống: có quyền hành lớn, quyết định mọi việc từ làm ăn, cưới xin, tang ma đến công việc tín ngưỡng. Đồng thời, họ còn là người thay mặt gia đình quan hệ với họ hàng, làng xóm và các tổ chức xã hội, với chính quyền địa phương. Mọi tài sản trong nhà, kể cả ruộng nương, trâu bò, công cụ sản xuất đều do người đàn ông là người chủ nắm giữ.

 

Nhiều gia đình quan niệm "con gái là con người ta" nên có nhiều gia đình chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con gái mà chỉ ưu tiên đầu tư và khuyến khích con trai học tập, có nghề để nuôi sống gia đình. Quan niệm này khiến cho nhiều em gái phải chịu thiệt thòi, thiếu hiểu biết nên các em dễ trở thành nạn nhân của tục tảo hôn, bị dụ dỗ rơi vào các đường dây buôn bán phụ nữ, trẻ em... Ở vùng sâu, xa, tình trạng bất bình đẳng khi chia tài sản thừa kế (đất đai, ruộng, nương...) cho con trai và con gái vẫn còn xảy ra, cha mẹ thường dành phần nhiều hơn cho con trai, thậm chí có nhiều nơi con gái không được thừa kế tài sản của cha mẹ để lại (vì quan niệm con trai được thừa kế tài sản để có trách nhiệm thờ cúng ông bà, tổ tiên, con gái thì xuất giá theo chồng không phải thực hiện trách nhiệm này), gây nên bất bình đẳng giới phân biệt đối xử giữa con trai và con gái trong gia đình.

 

Để khắc phục tình trạng này, tỉnh đã kiến nghị các cơ quan chức năng ban hành hệ thống chỉ tiêu về lồng ghép giới trong hoạch định chính sách và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tạo cơ sở pháp lý để địa phương triển khai thực hiện. Hỗ trợ các chương trình, dự án lồng ghép giới đối với đồng bào dân tộc thiểu số góp phần thúc đẩy bình đẳng giới. Cùng với đó, tỉnh dự kiến xây dựng mô hình thí điểm dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới tại một số xã như: Hang Kia, Pà Cò, (Mai Châu); Tân Pheo, Cao Sơn (Đà Bắc) là nơi đồng dân tộc Mông, Tày, Dao sinh sống và còn nhiều phong tục, tập quán hạn chế trong bình đẳng giới). Nhưng về lâu dài, việc thực hiện bình đẳng giới ở địa phương (nhất là các vùng đặc biệt khó khăn) rất cần sự chung tay, góp sức của hệ thống chính trị và cả cộng đồng mới đạt được hiệu quả như mong muốn.

 

 

                                                              Lê Thanh Hà

                                                             (Sở Tư Pháp)

 

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục