Cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm của HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu tại bản Lác, thu hút sự chú ý của du khách.

Cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm của HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu tại bản Lác, thu hút sự chú ý của du khách.

(HBĐT) - Từ bao đời nay, dệt thổ cẩm đã trở thành biểu tượng, nét đẹp văn hóa cổ truyền không thể thiếu trong đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Thái (Mai Châu). Người phụ nữ Thái từ thuở lên bảy, lên tám đã được bà, được mẹ dạy cho cách dệt vải.

 

Ngược thời gian trở về giai đoạn chưa xa, người phụ nữ Thái truyền thống đến tuổi gả chồng, phải tự tay dệt những bộ chăn, gối làm quà biếu gia đình nhà chồng. Thông qua quà biếu để gia đình nhà trai đánh giá về độ khéo léo của người con gái ấy. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, nghề dệt thổ cẩm dần mai một hoặc có chăng chỉ dừng lại ở tự cung, tự cấp, phục vụ sinh hoạt gia đình và bản thân. Chị Vi Thị Oanh, Phó Chủ nhiệm HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu (Mai Châu) cho biết: Những năm 1999, 2000, du lịch cộng đồng ở Mai Châu manh nha hình thành và theo thời gian ngày càng phát triển. Cùng với đó sản phẩm dệt thổ cẩm của các cô gái Thái Mai Châu được đông đảo khách du lịch ưa chuộng, từ đây tạo đòn bẩy để nghề dệt thổ cẩm phát triển. Song việc sản xuất khi đó chỉ mang tính chất thời vụ, manh mún.

 

Với mục tiêu "Nâng cao năng lực phát triển ngành nghề nông thôn, phục vụ phát triển KT- XH nông thôn tỉnh Hoà Bình", năm 2009, HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu ra đời dưới sự hỗ trợ của Sở NN&PTNT và tổ chức Jica (Nhật Bản). Đây được xem là mô hình điểm của toàn tỉnh nhằm hỗ trợ phát triển, bảo tồn nghề dệt truyền thống, thực hiện trong 3 năm (2009- 2011). Cả HTX khi đó có 33 thành viên, trừ anh Mạc Văn Phang, chủ nhiệm HTX, còn lại 100% là nữ. Hướng đến sự chuyên nghiệp hoá, HTX đã xây dựng dây chuyền sản xuất, mỗi nhóm đảm nhận một công đoạn riêng. "Thường thì cứ khoảng 10 chị em lập thành một nhóm, đảm nhận từng phần việc gồm: may, dệt, thêu. Tất cả được làm việc trong nhà xưởng, đảm bảo về cơ sở máy móc, trang thiết bị. Trong sáng tạo sản phẩm, HTX chủ trương kế thừa, phát huy những tinh tuý trong hoa văn thổ cẩm truyền thống, kết hợp với sự sáng tạo, tinh tế từ đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ đã tạo nên những sản phẩm truyền thống nhưng vẫn mang nét hiện đại, đáp ứng thị hiếu khách du lịch, đồng thời vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống", chị Vi Thị Oanh chia sẻ thêm.

 

Từ khi thành lập đến nay, các thành viên Ban chủ nhiệm HTX đã tham gia hàng chục lớp tập huấn về chuyển giao công nghệ, cách phối màu, marketting sản phẩm... Bên cạnh đó còn tham gia nhiều triển lãm sản phẩm hàng thủ công, mỹ nghệ, xây dựng lô gô, mở rộng thị trường tiêu thụ... nhằm duy trì hoạt động hiệu quả của HTX. Trong suốt 4 năm qua, một mặt HTX luôn đáp ứng tốt mối hàng từ phía Jica (Nhật Bản), tìm thêm mối hàng mới ở các thị trường lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, mặt khác, khuyến khích sự sáng tạo của chị em, sản xuất những sản phẩm khó theo đơn đặt hàng của khách. Ngoài các sản phẩm khăn thổ cẩm truyền thống, đến nay, HTX đã sản xuất thêm khăn trải bàn, túi xách, dép, thú bông, các loại đồ lưu niệm khác... từ chất liệu thổ cẩm, được khách du lịch trong nước và quốc tế ưa chuộng.

 

Theo Ban chủ nhiệm, doanh thu của HTX tăng dần theo từng năm, nếu năm 2011 chỉ đạt 300 triệu đồng thì riêng năm 2013, tính đến hết tháng 9 đã đạt 1 tỷ đồng; thu nhập của xã viên ổn định, đạt từ 2,5- 3 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, HTX còn giải quyết việc làm khoảng 30 phụ nữ trên địa bàn xã không phải là xã viên lúc nông nhàn.

 

Không chỉ bảo tồn văn hoá truyền thống đang dần bị mai một, HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu ra đời còn giải quyết vấn đề việc làm, góp phần thực hiện tiêu chí 12 trong tiến trình xây dựng NTM ở địa phương.   

 

 

 

                                                                                      H.Y

 

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục