Chiếc xe kéo tay của bà Từ Minh Hoàng Hậu (mẹ Vua Thành Thái) được bán với giá 55.800 euro (gồm cả 24% lệ phí).

Chiếc xe kéo tay của bà Từ Minh Hoàng Hậu (mẹ Vua Thành Thái) được bán với giá 55.800 euro (gồm cả 24% lệ phí).

Hai hiện vật quý của triều Nguyễn là chiếc long sàng (giường của vua) và chiếc xe kéo thời vua Thành Thái được xem là độc bản và có giá trị rất cao cả mặt kỹ thuật, mỹ thuật lẫn văn hóa lịch sử, hiện đang lưu giữ tại Pháp và đã được đem ra đấu giá. Liệu Việt Nam, cụ thể là Thừa Thiên - Huế, vốn là nơi sở hữu các di sản của Triều Nguyễn để lại có mua được các hiện vật quý này để đưa về nước?

 

Ngày 16-6, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã gửi văn bản khẩn cầu đến UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị sớm có ý kiến với Chính phủ và Bộ Ngoại giao tìm giải pháp đưa hiện vật của vua Thành Thái về nước.

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, TS Phan Thanh Hải cho biết: chiếc giường của vua Thành Thái đã có chủ với mức 100 nghìn Euro (chưa kể 24% lệ phí đấu giá) tại cuộc đấu giá cổ vật ở Chateau de Cheverny (Cộng hòa Pháp). Riêng chiếc xe kéo tay của bà Từ Minh Hoàng Thái Hậu (mẹ của vua Thành Thái) được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đấu giá thành công nhưng vẫn chưa đem được về nước khi phía Bảo tàng Nghệ thuật châu Á Guimet (Paris) đã đề nghị mua lại chiếc xe này (với giá trên) theo nguyên tắc “quyền ưu tiên mua” ở nước sở tại.

Theo hồ sơ đấu giá, hai cổ vật trên là của ông Prosper Jourdan (vốn là Trưởng bộ phận bảo vệ trong cung lúc bấy giờ) mua được và để lại cho con cháu. Tại phiên đấu giá, chiếc long sàng có giá khởi điểm là 1.000 Euro và chiếc xe kéo tay là 2.000 Euro.

Đây là những cổ vật có giá trị về mỹ thuật, kỹ thuật và văn hóa lịch sử. Chúng có thể nằm trong số rất nhiều các cổ vật của triều Nguyễn bị thất tán trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX, hoặc cũng có thể là những vật dụng gắn liền với gia đình vua Thành Thái. Chiếc giường được làm bằng gỗ, có chiều cao 191cm, dài 212 cm và rộng 140cm. Ở các vị trí ở các vị trí thành gường, chân giường, khung giường đều được chạm trổ theo mô-típ cung đình Huế. Đây là một cổ vật thuộc thời Nguyễn, có xuất xứ từ tầng lớp hoàng tộc, với niên đại trên 100 năm (đầu thế kỷ XX).

Chiếc giường thời Nguyễn được bán với giá 124.000 euro (gồm cả 24% lệ phí).

Còn chiếc xe kéo tay được làm chủ yếu bằng kim loại và gỗ với chiều cao 136 cm, dài 230 cm (kể cả phần tay kéo) và rộng 102cm. Phần gỗ được thực hiện bằng kỹ thuật sơn mài, khảm xà cừ, một loại hình phổ biến ở các vật dụng bằng gỗ ở hoàng cung xưa. Đặc biệt, các loại hoa văn chạm khảm xà cừ cho thấy đây là các hoa văn thuần Việt và phổ biến dưới thời Nguyễn. Chiếc ghế trên xe kéo được bọc nỉ với phong cách kiểu dáng Luis (như nhiều ghế khác cùng thời - thường gọi là phong cách Tân cổ điển, hiện còn ở hoàng cung Huế). Đây là chiếc xe kéo do vua Thành Thái tặng cho mẹ mình là bà Từ Minh Hoàng Thái Hậu để dạo chơi trong vườn Ngự Uyển.

Nhiều chi tiết hoa văn trang trí độc đáo trên chiếc giường thời Nguyễn.

Sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học có uy tín, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã đề xuất và được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đồng ý tham gia đấu giá mức giá 33 nghìn Euro; cũng như vận động kiều bào tại Pháp đóng góp thêm 7.000 Euro và ủy nhiệm Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tham gia đấu giá. Tuy nhiên, tại phiên đấu giá, chiếc giường đã bị đẩy lên đến 100 nghìn Euro (chưa kể 24% lệ phí đấu giá) nên người đại diện của Huế không thể theo được. Người sở hữu chiếc giường của vua Thành Thái hiện nay là ông Tạ Văn Quang - cháu họ của nhà vua và có ý định sẽ chuyển chiếc giường này về Việt Nam.

Còn với chiếc xe kéo, ngay sau lúc người đại diện của Huế trả giá cao nhất 45 nghìn Euro (chưa kể 24% lệ phí đấu giá) và giành được quyền mua chiếc xe kéo. Tuy nhiên, Bảo tàng Nghệ thuật châu Á Guimet (Paris, CH Pháp) tuyên bố rằng, nhà nước Pháp sẽ đề nghị mua lại chiếc xe này (với giá trên) theo nguyên tắc “quyền ưu tiên mua” ở nước sở tại.

Chiếc xe kéo đang trưng bày tại Văn phòng đấu giá Rouillac (Pháp). Chiếc xe này được làm bằng kim loại và gỗ, thực hiện bằng kỹ thuật sơn mài, khảm xà cừ.

Hiện nay, phía Việt Nam đang tích cực đưa ra các giải pháp thuyết phục đề nghị phía Pháp không nên áp dụng “quyền ưu tiên mua” trong trường hợp này để đưa chiếc xe kéo trở về Huế, góp phần bảo tồn các giá trị di sản văn hóa dân tộc,

Có thể nói, do quá trình lịch sử nên rất nhiều “báu vật” hoàng cung triều Nguyễn đã lưu lạc tại nước ngoài, trong đó có nhiều hiện vật đang ở nước Pháp. Mỗi lần đấu giá những hiện vật thì Việt Nam đều chậm chân hơn do không đủ kinh phí và không có cơ chế đấu giá linh hoạt đến cùng.

Theo TS Phan Thanh Hải, cần tiến hành ngay cuộc vận động cấp quốc gia để hồi hương cổ vật một cách hiệu quả, đồng thời tăng cường quan hệ hữu nghị nhân dân các nước trên thế giới và phát động phong trào hiến tặng, chuyển nhượng các cổ vật và tư liệu quý hiếm có giá trị với lịch sử, văn hóa đất nước. Trong đó, chú trọng đến hình thức tôn vinh những người có công trong việc đưa hiện vật trở lại môi trường mà nó vốn tồn tại.

Việc làm cấp bách bây giờ trong nỗ lực đưa các hiện vật hoàng cung có giá trị cao của Huế đang lưu lạc nước ngoài hồi hương là phải có cơ chế tài chính linh hoạt, đủ mạnh trong việc tham gia đấu giá mua các hiện vật tại nước ngoài.

(Ảnh do Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cung cấp)

 

                                                                                 Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục