Bài 2:

 

Dàn nhạc cồng chiêng Cồng chiêng bằng đồng và hợp kim cùng với chiêng ống, chiêng pháo ra đời là một bước phát triển quan trọng, tạo nên sự hình thành âm nhạc cồng chiêng - văn hóa cồng chiêng Mường - Vật báu hồn thiêng.

Thời kỳ phôi thai (thế kỷ XI-XVII) những dụng cụ, nhạc cụ sử dụng từng chiếc, từng nhóm nhỏ 2-3 chiếc, tấu tự do và bước đầu đã sáng tạo ra một vài câu nhạc đơn giản. Những tiết nhạc, câu nhạc đầu tiên được định thức dần dần qua những cuộc đi săn thú, bắt cá; kích thích công việc cấy hái, thu hoạch ngô, lúa. Khi tuần hành, tuần tra, tập hợp dân mường chống hỏa, bắt cướp, chống giặc cũng sử dụng tiếng chiêng, “âm nhạc cồng chiêng” thông tin, gọi mẹ, tìm chồng, tìm vợ… Những ngày tết, lễ nghi, cúng bái, lễ hội được lặp đi, lặp lại rồi định hình, trở thành luật tục, là nhu cầu thưởng thức nghệ thuật và giải trí của toàn dân.

 

Phổ biến và quan trọng hơn, cồng chiêng được tôn thờ, minh định là vật báu gia  truyền. Là sự giàu sang, phú quý, sức mạnh của quyền uy, là danh giá của gia đình và xóm làng. Tạo ra những giá trị tinh túy, giàu bản sắc của văn hóa cồng chiêng dân tộc Mường và quốc gia.

 

Từ những tư liệu, cứ liệu (truyền thuyết, tộc phả và những báu vật khảo cổ học) ít ỏi mà phục cổ lại và dự đoán xã hội Mường phát triển mạnh; chế độ nhà lang thịnh trị vào khoảng thế kỷ XVII – dưới triều Lê Cảnh Hưng. Ruộng vườn, kinh tế phát triển, sự giàu có và quyền lực đều tập trung vào tay nhà lang. Tiêu biểu như dòng họ Quách, họ Đinh (Đinh Công, Đinh Thế, Đinh Văn) ở Mường Động xưa thế kỷ XVII. Mường Thàng xưa thế kỷ XVIII. Mường Bi xưa thế kỷ XIX. Tiếp là họ Quách Mường Vang thế kỷ XIX.

 

Chế độ lang, đạo quy phục triều đình phong kiến trung ương, thực hiện cống nạp và trực tiếp tham gia những đội quân của nhà vua chống giặc ngoại xâm. Được  triều đình trọng dụng, ban thưởng. Một số lang, đạo được nhà vua gả công chúa cho và được phong phò mã, như: Bùi Văn Khú ở Yên Thủy; quan lang Mường Lý Vị Thàng Mường Thàng.

 

Chuyện tình “Vườn hoa Núi Cối” do Bùi Thiện và Đinh Văn ân sưu tầm, dịch thuật. Kể rằng: “Khi ấy ông Cun trưởng Lý Vị Thàng/ Lấy nàng chúa Nguyệt là bà ưoóng lại/ Làm mại ngồi vóng lên, Nó bảo 12 gái làng con tiên lên theo múa hội/ Sức sắm đủ ba trăm con gái hầu bà/ Kẻ cồng, đứa chiêng, gồng gồng gánh gánh/ ông Cun trưởng Lý Vị Thàng/ Lấy được cô nàng chúa Việt về đất về Mường”.

 

Từ những căn cứ lịch sử, văn hóa, xã hội như vậy, chúng tôi cho rằng: Tổ chức, kết cấu dàn chiêng với ba bộ cao âm, trung âm và âm trầm ra đời vào những năm đầu thế kỷ XVII – dưới triều đại Lê Cảnh Hưng (GS-TSKH Tô Ngọc Thanh) đã ghi lại ý kiến, khái niệm của người Mường về “Khung đom” nhạc cồng chiêng: Những bài cồng chiêng tuân thủ chặt chẽ một cấu trúc 4 âm mà đồng bào gọi là “khung đom”.

 

Bính bong, bính rầm/ Bong bính bong rầm, “Khung đom” này mô phỏng cấu trúc trong bài phát rác của xác bùa có thể thơ 4 từ: “Phát rác nhá ôông/ Ho pở ngoài tôông, Ngỏ pao tửu khưởng/ Rưởng tơm nhá ôông, Pèn chưởo nhá ôông/ Có rặng câl cau/ Pên khau nhá ôông/ Có rặng câl mit”

 

Từ nhu cầu thưởng thức và nghi thức đón khách của nhà lang và của dân Mường mà lần lượt các nhà lang ở 4 Mường Bi, Vang, Thàng, Động đã tổ chức đội chiêng xắc bùa. Tùy nhu cầu của từng vùng mường mà quy định. Với biên chế đội chiêng từ 5, 7, 9, 12 cô gái “sạch” xinh đẹp, thướt tha trình tấu và trình diễn chiêng thay cho các chàng trai - những người đánh chiêng chủ yếu của thời kỳ trước.

 

Song song với định thức đội chiêng xắc bùa, phương thức trình tấu, trình diễn của đội chiêng, dàn chiêng xắc bùa ra đời. Nhân dân mà vai trò chủ đạo là các nghệ nhân, các trưởng phường bùa đã sáng tác được những bản nhạc chiêng đầu tiên:

- Đi đường (Loóng 2), Vào hội (Loóng 3) Xác bùa Mường Động, Chiêng cổ Mường Bi.

 

Sự kiện tìm ra, sáng tạo được tổ chức dàn chiêng xắc bùa với ba bộ âm cao, âm trung và âm trầm chặt chẽ, khoa học theo một “khung đom” có cấu trúc chuẩn mực chặt chẽ 4 âm. Với những cô gái xinh đẹp, thướt tha trình tấu, trình diễn âm nhạc cồng chiêng, góp phần quan trọng giữ gìn - phát huy, kế thừa - phát triển nền văn hóa Hòa Bình lâu đời, đặc sắc, nổi tiếng.

 

(Còn nữa)

 

                                                 

                                         NSƯT  Bùi Chí Thanh 

                   (SN 117, tổ 1, phường Chăm Mát, TP Hòa Bình)

 

         

 

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục