Không gian linh thiêng cùng những thạch nhũ kỳ ảo khiến động Thác Bờ là điểm đến thú vị dành cho những du khách thích khám phá trên hành trình du lịch Thung Nai (Cao Phong). Ảnh: CB (ST)

Không gian linh thiêng cùng những thạch nhũ kỳ ảo khiến động Thác Bờ là điểm đến thú vị dành cho những du khách thích khám phá trên hành trình du lịch Thung Nai (Cao Phong). Ảnh: CB (ST)

(HBĐT) - Trong thời gian vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng quảng bá rất sôi nổi và đậm nét về du lịch Hà Giang, trong đó, phải kể đến quảng bá về “Lễ hội hoa tam giác mạch”. Tôi, người viết bài này rất chú ý đến “Lễ hội hoa tam giác mạch” bởi lẽ cái tên hoa tam giác mạch rất ấn tượng, kèm theo nhiều hình ảnh sinh động, thu hút khách du lịch tới thăm mà rất đông là các bạn trẻ là sinh viên các trường đại học và cao đẳng phía Bắc. Hơn thế, tỉnh Hà Giang mở một gian triển lãm giới thiệu về “Lễ hội hoa tam giác mạch” rất ấn tượng tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội (cạnh Bưu điện thành phố). Thế là nhằm đúng dịp tỉnh Hà Giang tổ chức “Lễ hội hoa tam giác mạch”, chúng tôi lên đường.

 

Rời thành phố Hòa Bình, theo dọc sông Đà, chúng tôi sang Phú Thọ, qua Tuyên Quang rồi tới Hà Giang. Thời gian đã vào cuối thu, đầu đông nhưng suốt hai bên đường chúng tôi qua vẫn ngút ngát màu xanh cây, lá và có thể nói, đẹp hơn cả vẫn là phong cảnh hai bên bờ sông Đà. Chính con sông lớn, sạch, nước trong leo lẻo soi bóng làng quê ven bờ tạo sức hút mạnh mẽ cho du khách, trong đó có chúng tôi. Kế đến là màu xanh của núi rừng của Phú Thọ, Tuyên Quang và một số huyện của Hà Giang nhưng những con sông như sông Lô, sông Thao mùa này nước đục và cạn nên không thể so với vẻ đẹp sông Đà.

 

Từ thành phố Hà Giang, chúng tôi đã thấy băng rôn quảng cáo “Lễ hội hoa tam giác mạch”, mặc cho nơi đây chưa thấy có bóng dáng bông hoa tam giác mạch nào.

 

Rồi chúng tôi vượt qua biết bao đèo, dốc từ thành phố Hà Giang sang huyện Yên Minh, Đồng Văn, Quản Bạ, Mèo Vạc,  4 huyện thuộc công viên địa chất toàn cầu. Những con đường quá hiểm trở, vắt vẻo qua những núi toàn đá là đá. Từng sống ở miền núi Tây Bắc gần 40 năm nhưng chỉ khi đến các huyện thuộc cao nguyên đá Hà Giang, tôi mới thấy mình còn rất may mắn khi được công tác ở núi rừng Hòa Bình. Chỉ khi đến cao nguyên đá, tôi mới thấy đường lên Sơn La, Điện Biên, Lai Châu còn quá ngon so với 4 huyện thuộc cao nguyên đá Hà Giang.

 

Không chỉ ở thành phố Hà Giang mà khắp các cung đường xe chúng tôi qua, giữa đá và đá đều mau mắn những pano quảng cáo “Lễ hội hoa tam giác mạch”. Chốc chốc, xe từ Hà Nội và các tỉnh lại phải dừng để chọn chỗ đường đủ để tránh nhau. Từng đoàn xe máy mà người ngồi trên xe kín mít mũ bảo hiểm, áo mưa háo hức lao lên phía trước.

 

Hoa tam giác mạch đâu rồi? Câu hỏi luôn ẩn hiện trong đầu mỗi người trên xe. Mãi tới Đồng Văn rồi Lũng Cú, chúng tôi mới bắt đầu gặp những vạt hoa tam giác mạch lẫn đá. Không ai nói ra ngay những nhận định của mình nhưng tôi tin chắc mọi người cũng chung ý nghĩ: hoa tam giác mạch  một thứ hoa, một thứ cây hết sức bình thường, giá trị kinh tế có lẽ chẳng là bao đang được bà con gieo trồng ở nơi rất xa xôi và đường đi lại rất khó khăn, nguy hiểm. Điều đáng ghi nhận ở đây là việc quảng bá du lịch rất bài bản của tỉnh Hà Giang và các huyện trong vùng cao nguyên đá.

 

Liên hệ từ hoa tam giác mạch tới công việc quảng bá về nó của tỉnh Hà Giang, tôi mới thấy tỉnh của chúng ta đang thua kém về làm du lịch và quảng bá du lịch. Chỉ cần so sánh cam Cao Phong với hoa tam giác mạch, vẻ đẹp của mùa cam chín ở Cao Phong đẹp gấp nhiều lần hoa tam giác mạch ở cao nguyên đá  Hà Giang.

 

Vùng cam Cao Phong rất tập trung, vườn liền vườn, đất đai tương đối bằng, đường vào từng vườn cam vô cùng thuận lợi cho cả xe máy và ô tô. Mùa cam chín và chín rộ kéo dài hàng tháng trời. Ngoài quốc lộ 6 là những tháp cam vàng rực hai bên đường gọi mời; Chỉ vài bước chân là du khách lọt vào giữa vườn cam lúc lỉu những chùm, quả đụng đầu, chạm tay mang lại cảm giác vô cùng thích thú cho con người. Chủ vườn tươi cười bổ những quả cam to nhất, đẹp nhất mời bạn thưởng thức, bạn có thể tự chọn, tự hái và mua tại vườn những quả cam chín mọng mang về làm quà cho người thân, bạn bè... và một điều không thể thiếu, đó là những tấm ảnh kỷ niệm. Tôi tin chắc sẽ không có chủ vườn cam nào thu tiền chụp ảnh của khách du lịch trong vườn cam như chủ nhân của những vạt hoa tam giác mạch trên Hà Giang.

 

Hơn nữa, từ Thủ đô Hà Nội đến với Cao Phong chỉ khoảng hơn 70 km đường tốt so với hơn 400 km, trong đó phải tới hàng trăm km đường vô cùng hiểm trở để đến với cao nguyên đá Hà Giang. Không những thế, Cao Phong nằm trong tua du lịch thủy điện Hòa Bình, hồ Hòa Bình, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, Mộc Châu... và ngay địa bàn huyện Cao Phong cũng có các điểm du lịch rất hấp dẫn đó là: di tích Vườn hoa Núi Cối, chùa Khánh, hồ Thung Nai.

 

Được nghe thông tin từ Chủ tịch UBND huyện Cao Phong là năm 2015 này lần đầu tiên huyện tổ chức “Lễ hội cam Cao Phong”, chúng tôi thật sự mừng. Qua thực tế đến nơi xa xôi, hiểm trở của Hà Giang, chúng tôi mong muốn huyện Cao Phong nói riêng, tỉnh Hòa Bình nói chung hãy xây dựng chiến lược phát triển du lịch và quảng bá du lịch của mình một cách có hiệu quả. Chúng ta không thể để thế mạnh du lịch của tỉnh mãi vẫn chỉ là tiềm năng.

 

 

 

 

                                                                              Va (TTV)

 

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục