Bánh dày món ăn truyền thống không thể thiếu trong tết cổ truyền của đồng bào Mông Hang Kia.

Bánh dày món ăn truyền thống không thể thiếu trong tết cổ truyền của đồng bào Mông Hang Kia.

(HBĐT) - Không giống như các dân tộc khác, người Mông đón Tết cổ truyền sớm 1 tháng, bởi họ quan niệm, mỗi tháng có 30 ngày, không có tháng thiếu, tháng thừa hay năm nhuận. Thời gian này lúa đã gặt xong, ngô đã đầy bồ, nhà cửa đã được sửa sang và dọn dẹp sạch sẽ. Phụ nữ tranh thủ hoàn thiện những đường thêu cuối cùng trên bộ váy áo mới để cả nhà kịp diện chơi Tết, đàn ông thì tất bật mổ gà lợn chuẩn bị cùng tổ tiên liên hoan vui Xuân. Thế là người Mông sẵn sàng để đón cái Tết tươm tất, đủ đầy.

 

Năm nay, người Mông đón tết trong tiết trời ấm áp hơn mọi năm. Càng gần tết, không khí chuẩn bị càng tấp nập, rộn ràng, những khuôn mặt càng thêm rạng rỡ, háo hức. Một mùa xuân nữa lại về trên khắp các bản làng của người Mông Hang Kia - Mai Châu.

 

Ông Giàng A Trư, cán bộ văn hóa xã Hang Kia cho biết: Năm này người Mông đón tết đơn giản, tiết kiệm hơn nhưng vẫn giữ tiêu chí vui tươi, đoàn kết. Có người nói, tết của người Mông là tết đoàn viên, sum họp, nghỉ ngơi và tận hưởng niềm vui bất tận sau những ngày lao động vất vả. Thật đúng như vậy, tết cổ truyền của người Mông thường diễn ra vào đầu tháng Chạp và kéo dài trong 3 – 5 ngày. Tiếp đó là đến mùa hội với nhiều trò chơi dân gian độc đáo và vui nhộn đến hết rằm tháng Giêng. Bởi vậy, so với các dân tộc khác thì người Mông ăn Tết dài hơn cả.

       

 

                Các chàng trai Hang Kia khỏe khoắn với trò chơi đánh cù

 

Món ăn không thể thiếu của người Mông trong ngày Tết cổ truyền là bánh dày. Thông thường, những ngày 29 – 30/11 âm lịch, người Mông bắt tay vào giã bánh. Do đó, càng gần ngày 30/11 âm lịch, nếu có dịp ghé qua những bản làng của người Mông sẽ nghe thấy tiếng chày giã nhịp nhàng xen lẫn tiếng nói cười rôm rả khi người dân làm bánh dày chuẩn bị đón Tết, vui xuân. Cùng với bánh dày, món ăn ngày tết của người Mông không thể thiếu là thịt gà, thịt lợn. Sau khi làm lễ cúng bái tươm tất, gà và lợn được mang đi giết thịt. Lúc này, gia đình sẽ quây quần bên mâm cơm, uống rượu thịt và chia sẻ với nhau những câu chuyện về dòng họ, làng bản và chờ đến khi con gà đầu tiên cất lên tiếng gáy thì khi ấy năm mới chính thức bắt đầu

 

Một vài năm gần đây, tết Mông luôn thu hút rất đông du khách từ khắp nơi đổ về. Không khí đón tết, vui xuân càng trở nên nhộn nhịp, vui hơn khi nhà nhà đều có khách đến chúc tết. Du khách về đây vui xuân và đã có một trải nghiệm thú vị khi được khám phá văn hóa truyền thống của đồng bào Mông

 

Em Nguyễn Thị Minh Lý - học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh chia sẻ: May mắn năm nay tết Mông vào ngày nghỉ chủ nhật, nhà trường đã tổ chức cho các lớp đi tham quan, thực tế tìm hiểu về văn hóa, cuộc sống của đồng bào Mông. Lần đầu được dự tết của người Mông Hang Kia đã có em nhiều cảm nhận thú vị về bản sắc văn hóa tín ngưỡng, đời sống sinh hoạt của dân tộc Mông.  

 

Từ mùng 4 trở đi, người Mông bắt đầu diện quần áo ra khỏi nhà và chơi tết. Những ngày tết, mọi hoạt động nương rẫy, trồng cấy đều ngừng lại. Tết cũng là dịp các đôi trai gái người Mông hẹn hò. Trên khắp bản làng, già trẻ, gái trai người Mông chỉ vui chơi, ăn uống, hát ca, sang chơi nhà nhau chúc tết và cùng thưởng thức miếng bánh dày dẻo thơm, cạn chén rượu ngô nồng nàn trong khung cảnh đáng yêu của mùa xuân.

 

    

Đông đảo người dân xã Hang Kia tập trung tại nhà văn hóa xã để tham gia các hoạt động VHVN, trò chơi dân gian

Tết Mông càng trở lên ý nghĩa với người dân nơi đây khi đồng bào Mông luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhiều tổ chức chính trị. Bà Đinh Thị Thảo, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Cùng với các hoạt động có ý nghĩa như thăm hỏi, tặng quà tết, trong những năm qua, các cấp chính quyền luôn quan tâm, đầu tư hạ tầng cơ sở điện, đường, trường, trạm. Đời sống của đồng bào Mông ở Hang Kia đã có nhiều khởi sắc.

 

Trong cái nắng ấm của những ngày đầu năm, người người, nhà nhà cùng chung vui đón tết với niềm hân hoan, hi vọng một năm mới mùa màng bội thu, ngô lúa đầy bồ.

 

                                  

 

                                Hồng Nhung

 

 

 

 

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục