Ở độ tuổi 84 nhưng ông Bàn Văn Chiêu, xóm Dưỡng, xã Vầy Nưa (Đà Bắc)  vẫn tâm huyết với việc dạy chữ cho đồng bào Dao trên địa bàn.

Ở độ tuổi 84 nhưng ông Bàn Văn Chiêu, xóm Dưỡng, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) vẫn tâm huyết với việc dạy chữ cho đồng bào Dao trên địa bàn.

(HBĐT) - Với 7 dân tộc anh em cùng đoàn kết chung sống ở 11 huyện, thành phố, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số : Thái, Dao, Mông, Tày... đã góp phần làm cho nền văn hóa tỉnh ta thêm phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. ở huyện vùng cao Đà Bắc, trong khi chữ Hán - Nôm dân tộc Dao có nguy cơ bị mai một thì năm 2008, lớp truyền dạy chữ Hán - Nôm dân tộc Dao đầu tiên được mở tại xóm Dưỡng, xã Vầy Nưa thu hút đông đảo người dân tham gia. Điều đáng quý là trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng các lớp dạy chữ Dao ở Đà Bắc vẫn tiếp tục được duy trì.

 

Nửa đầu tháng 5/2016, vượt qua con đường đèo dốc ngoằn ngoèo dài gần 20 km, chúng tôi đến chi trường mầm non xóm Dưỡng, xã Vầy Nưa. Xe vừa tắt máy, chúng tôi đã nghe rõ tiếng đọc đồng thanh phát ra từ căn nhà nhỏ ấy. Những âm thanh văng vẳng làm sôi động cả bản làng yên ả, thanh bình. Hôm nay là ngày khai giảng lớp dạy chữ Hán - Nôm Dao thứ 2 ở xóm Dưỡng. Lớp được mở trong thời gian 3 năm, mỗi tuần học một ngày vào chủ nhật. Lớp có 22 học viên là người dân tộc Dao sinh sống ở các xóm Dưỡng, Mó Nẻ, Thín, Lau Bai, Trà Quy. Người cao niên nhất đã 43 tuổi, học viên nhỏ nhất mới vừa tròn 10 tuổi. Có người là cán bộ xóm, nông dân, học sinh nhưng tất cả họ đều có chung một mong muốn hiểu thêm truyền thống, gìn giữ chữ viết dân tộc mình.  

Tham dự lễ khai giảng, Trưởng xóm Dưỡng Bàn Văn Khánh cho biết: Xóm Dưỡng có 76 hộ, 377 nhân khẩu, 100% là người dân tộc Dao nhưng số người biết đọc, viết được chữ Dao khá ít, nhất là lớp trẻ. Khi biết tại xóm mở lớp dạy chữ viết Hán - Nôm Dao thứ 2, nhiều người đã đăng ký và quyết tâm theo học để sau này truyền dạy lại cho bà con trong xóm và con cháu hiểu về nguồn cội dân tộc. Tham gia lớp học, các học viên tự nguyện đóng  50.000 đồng/tháng để hỗ trợ giáo viên và đảm bảo các chi phí sinh hoạt khác. Đồng bào ở đây coi việc học là quan trọng nên rất đam mê. Lớp học được tổ chức quy củ, có thầy giáo, lớp trưởng, lớp phó, kiểm tra, điểm danh nghiêm túc.  

Các lớp dạy chữ Hán - Nôm Dao ở Đà Bắc có 4 thầy giáo gồm ông Bàn Văn Chiêu, 84 tuổi, Bàn Văn Thân 76 tuổi, Bàn Thanh Sơn, 64 tuổi và Đặng Văn Hải, 51 tuổi đều là người dân xóm Dưỡng. Thầy dạy chữ Dao cao niên nhất, ông Bàn Văn Chiêu tâm sự: Chúng tôi ấp ủ ý tưởng mở lớp truyền dạy chữ dân tộc Dao cho bà con từ lâu nhưng do kinh phí eo hẹp nên rất khó thực hiện. Được Trung tâm cộng đồng bền vững Hà Nội tập huấn kỹ năng sư phạm và hỗ trợ biên soạn giáo án; Trung tâm học tập cộng đồng xã hỗ trợ 500.000 đồng và nhất là tinh thần nhiệt tình, tự nguyện của học viên trên địa bàn, chúng tôi quyết định mở lớp và tham gia giảng dạy. Lớp đầu tiên được mở tại xóm Dưỡng vào năm 2008 có 120 học viên là người tham gia. Theo nguyện vọng của bà con dân tộc Dao trong huyện, từ năm 2008 đến nay, chúng tôi đã thay nhau đến các xã Tu Lý, Hiền Lương, Cao Sơn, Tân Pheo, Đoàn Kết mở được 8 lớp khác với trên 250 học viên tham gia.  

Để có tài liệu mở lớp, các thầy giáo không chuyên đã sưu tâm và lưu giữ được một số sách Hán - Nôm Dao. Nội dung sách phần lớn liên quan đến tri thức dân gian, đạo đức, thiên văn, sách thuốc, dân ca và phong tục tập quán...ông Bàn Văn Chiêu cho biết thêm: Trong cuộc sống hiện nay, nhiều luồng văn hóa khác nhau đã du nhập đến các làng, bản người Dao. Bọn trẻ được học tiếng phổ thông, học ngoại ngữ mà lại quên không học, không nói tiếng dân tộc mình là điều khiến chúng tôi rất trăn trở. Chữ Dao có nguy cơ mai một thì lớp dạy chữ được mở trở thành niềm vui cả cộng đồng người Dao nơi đây.Học chữ Hán - Nôm đã khó, để hiểu, dịch nghĩa, phiên âm sang tiếng dân tộc Dao còn khó hơn đòi hỏi người học phải chịu khó, ham mê mới có thể thành công. Chúng tôi mở lớp, không chỉ để mọi người hiểu về ngôn ngữ, chữ viết và văn hoá người Dao góp phần giữ gìn, bảo tồn nét đẹp văn hóa của dân tộc mà còn giúp mọi người hiểu về nhân nghĩa, gìn giữ nếp sống, phong tục tập quán đẹp, hiểu đạo lý làm người, giúp con người hướng thiện, tránh xa điều tà ác.  

Anh Bàn Văn Thanh, 42 tuổi, học viên lớn tuổi nhất cho biết: Trước đây tôi  chỉ biết nói chứ không biết viết tiếng Dao, được theo học tôi càng thấy chữ của người Dao mình rất hay. Tôi sẽ cố gắng học hỏi để sau này còn truyền dạy cho con cháu. Nhờ học chữ Dao mà ANCT-TTATXH ở vùng đồng bào Dao sinh sống luôn ổn định. Không có người Dao nghiện ma tuý hoặc tham gia các tệ nạn xã hội khác.  

Thực tế trên cho thấy, chữ Hán - Nôm Dao là một di sản văn hóa quý báu gắn liền với các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Dao. Những người nắm giữ loại hình di sản quý giá này trong cộng đồng người Dao như các ông Bàn Văn Chiêu, Bàn Văn Thân, Bàn Thanh Sơn, Đặng Văn Hải rất cần được động viên, khuyến khích truyền bá những tri thức được lưu giữ bằng loại văn tự này cho các thế hệ kế tiếp nhằm tránh khỏi sự mai một, đồng thời khuyến khích con em dân tộc Dao yêu thích văn hóa của cha ông trong việc học tập, lưu giữ những tri thức do ông cha truyền lại. Bên cạnh đó, chính quyền cũng như các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa cần quan tâm hỗ trợ thỏa đáng để việc nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn sách cổ, dạy chữ của người Dao đạt hiệu quả cao, làm cơ sở cho việc lưu giữ lâu dài và phát huy giá trị của di sản quý báu này.  

                                                                 Đức Phượng

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục