Đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH-TT&DL  trao cờ lưu niệm cho các gia đình tham gia Hội thi “Gia đình hạnh phúc” huyện Kỳ Sơn năm 2016. ảnh: Đ.H

Đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH-TT&DL trao cờ lưu niệm cho các gia đình tham gia Hội thi “Gia đình hạnh phúc” huyện Kỳ Sơn năm 2016. ảnh: Đ.H

(HBĐT) - Sinh thời, Bác Hồ đã nói: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã xác định mục tiêu: Xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, là tổ ấm của mỗi người là tế bào lành mạnh của xã hội, là trách nhiệm của mọi gia đình trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.

 

Qua 15 năm thực hiện Quyết định số 72/2001/ QĐ-TTg ngày 4/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về ngày Gia đình Việt Nam, công tác gia đình tỉnh Hòa Bình đã thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhân dân các dân tộc tỉnh nhà đã đạt được những thành tựu quan trọng. Những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho các gia đình đặc biệt khó khăn, gia đình có công với cách mạng, gia đình ở vùng sâu, vùng xa. Những giá trị nhân văn mới, tiêu biểu là bình đẳng giới và quyền trẻ em, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được đề cao. Quyền trẻ em đã được pháp luật thừa nhận, Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi, Luật phòng, chống bạo lực gia đình đã được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007. Việc thành lập cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình và lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam đã khẳng định vai trò của gia đình đối với xã hội và mọi người trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.  

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác gia đình, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành những văn bản mang tính chiến lược như: Chương trình hành động số 436/CTr-TU ngày 30/5/2005 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 47/NQ-Tư của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 49/CT-Tư về xây dựng gia đình thời kỳ CNH, HĐH đất nước; Quyết định số 1789/QĐ-UBND ngày 6/8/2007 của UBND tỉnh về việc thực hiện Quyết định số 106/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010 và các văn bản ban hành kế hoạch tổ chức, triển khai Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; thành lập, kiện toàn, xây dựng quy chế tổ chức hoạt động của BCĐ Công tác gia đình tỉnh Chỉ đạo các địa phương tập trung triển khai thực hiện công tác gia đình trên diện rộng đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Tính đến hết tháng 6/2016, toàn tỉnh có 202.563 hộ đăng ký danh hiệu gia đình văn hóa, ước đạt 77,4%; số khu dân cư đăng ký xây dựng danh hiệu văn hóa có 2.048 khu, ước đạt 66%; 1.487 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký đạt chuẩn văn hóa, ước đạt 89,5%; tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 13,7%  Những kết quả trên đã khẳng định sự cố gắng, bắt tay vào cuộc của cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể và sự đồng tình ủng hộ, đóng góp không nhỏ của nhân dân, tạo nên một diện mạo mới trong mỗi gia đình ở khu vực nông thôn và đô thị.

Tuy nhiên, công tác gia đình hiện nay còn gặp không ít hạn chế như: Việc thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình còn nhiều thiếu sót và bất cập. Hiện tượng tảo hôn vẫn còn tồn tại, tình trạng ly hôn, ly thân, chung sống không kết hôn, quan hệ tình dục và nạo phá thai trước hôn nhân gia tăng để lại những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình như hiếu nghĩa, thuỷ chung, kính trên nhường dưới đang có biểu hiện xuống cấp. Nạn bạo hành trong gia đình ngày càng tinh vi, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em, trẻ em bị xâm hại, lang thang kiếm sống, vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng. Nhiều gia đình vẫn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của chiến tranh. Công tác xoá đói, giảm nghèo ở một số địa phương còn khó khăn, kết quả chưa vững chắc, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Việc chuyển hướng ngành nghề cho những hộ gia đình làm nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá và phát triển công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.  

Trong thời gian tới, để khắc phục những hạn chế trên, BCĐ Công tác gia đình tỉnh sẽ tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành chương trình hành động, kế hoạch chiến lược nhằm triển khai có hiệu quả công tác gia đình trên diện rộng. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đối với công tác gia đình. Coi đây là một nội dung quan trọng, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, các tổ chức chính trị và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Lồng ghép các chỉ tiêu xây dựng và phát triển gia đình vào các chỉ tiêu phát triển KT-XH của địa phương. Nâng cao trách nhiệm quản lý, điều hành công tác gia đình, áp dụng triển khai nghiêm túc Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh. Kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình. Tích cực tham mưu, xây dựng các văn bản chỉ đạo chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác gia đình nhằm đảm bảo an sinh xã hội, xã hội hóa công tác gia đình. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của gia đình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình điển hình, tiêu biểu, tạo ra phong trào gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, biểu dương kịp thời và nhân rộng các mô hình gia đình vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng, gia đình làm kinh tế giỏi, gia đình hiếu học, gia đình trẻ hạnh phúc, gia đình nhiều thế hệ chung sống mẫu mực, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em để mỗi gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội.

 

                                                      Bùi Ngọc Lâm

                                               Giám đốc Sở VH-TT&DL 

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục