Bộ Ngoại giao Đức cho biết, nước này đang thảo luận với Pháp, Nga và U-crai-na để tổ chức một cuộc gặp của "bộ tứ Noóc-măng-đi" (Normandy) nhằm thảo luận về cuộc khủng hoảng hiện nay ở miền Đông U-crai-na, sau khi giao tranh bùng phát tại vùng giới tuyến ở Đôn-bát (Donbass) khiến hàng trăm người thương vong, trong đó có cả dân thường... Ý tưởng tốt, thực hiện khó.

 

Dự kiến, cuộc gặp sẽ được tổ chức bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại thành phố Bon (Bonn) của Đức vào ngày 16 đến 17-2 tới. Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức, Béc-lin đang thảo luận với các đối tác ở Nga, Pháp, U-crai-na về sự cần thiết về lợi ích của một cuộc gặp như vậy.

 

Bộ trưởng Quốc phòng Đức U.Lây-ơn (Ursula von der Leyen) thăm đơn vị NATO đang làm nhiệm vụ tại Lít-thu-a-ni-a. Ảnh: AP.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Xích-ma Ga-bri-en (Sigmar Gabriel) cho rằng, tổ chức cuộc gặp giữa ngoại trưởng bốn nước trong "nhóm Noóc-măng-đi" là một ý tưởng tốt nhằm thúc đẩy thực thi lệnh ngừng bắn theo thỏa thuận Min-xcơ (Minsk) và giảm tình hình bạo lực tại miền Đông U-crai-na.

Sở dĩ có cuộc gặp này vì tình hình chiến sự tại miền Đông U-crai-na đang như muốn đốt nóng cả khu vực. Thông tin của truyền thông tại chỗ cho biết, tình hình xung đột ở miền Đông U-crai-na nóng lên trong những ngày gần đây, khi phe đòi độc lập và lực lượng chính phủ leo thang các cuộc giao tranh. Nhiều dân thường đã phải đi sơ tán giữa mùa đông lạnh giá do chiến sự ác liệt. Các nguồn tin cho biết, giao tranh giữa phe đòi độc lập và các lực lượng chính phủ ở Đông U-crai-na đã leo thang tại thị trấn Át-đi-y-vơ-ca (Avdiyivka), gần Đô-nhét-xcơ (Donetsk). Hai bên đã cáo buộc nhau gây ra các cuộc tấn công làm nhiều người thiệt mạng, trong đó có những dân thường.

Mỗi bên một hướng

Trước tình hình ngày càng có vẻ leo thang, Tổng thống Nga, Thủ tướng Đức đã điện đàm kêu gọi lập tức khôi phục lệnh ngừng bắn, chấm dứt xung đột ở miền Đông U-crai-na. "Để đạt được điều này, Thủ tướng Đức kêu gọi Tổng thống Nga dùng sự ảnh hưởng của ông với phe ly khai", X.Xây-bớt (Steffen Seibert), người phát ngôn của bà A.Méc-ken (A.Merkel), cho biết.

 

 Một đơn vị của Mỹ luyện tập cùng với binh lính U-crai-na. Ảnh: Newsweek.

 

Căng thẳng giữa Ki-ép và phe ly khai ở miền Đông U-crai-na tăng mạnh trong vài ngày qua. Điện Crem-lin cho rằng, phía quân đội chính phủ U-crai-na có hành động khiêu khích, muốn làm gián đoạn thỏa thuận ngừng bắn Min-xcơ, có hiệu lực từ tháng 2-2015.

 

Tình hình dường như có vẻ căng thẳng hơn khi trong vấn đề U-crai-na, cả EU và Nga đều không có ý định dỡ bỏ các lệnh trừng phạt lẫn nhau. Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) cam kết sẽ tiếp tục giữ những biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng U-crai-na. Phía Nga cũng tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp trả đũa với EU.

Những động thái này khiến cho quan hệ giữa hai bên chưa thể cải thiện kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng tại khu vực miền Đông U-crai-na. EU tái khẳng định sẽ làm việc với tất cả các đối tác, bao gồm cả khuôn khổ Noóc-măng-đi, trong đó có sự tham gia của Nga và U-crai-na để tìm cách giải quyết xung đột. Theo các Ngoại trưởng của EU, trong những ngày qua, tình hình xung đột leo thang tại khu vực miền Đông U-crai-na giữa quân đội chính phủ và lực lượng đòi độc lập làm ít nhất 36 người thiệt mạng bao gồm cả dân thường, hàng chục người bị thương.

Căng thẳng tiếp tục gia tăng bên ngoài U-crai-na khi Nga báo động một số đơn vị chiến đấu quan trọng; trong khi đó, nhiều nước châu Âu và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng gia tăng các hoạt động quân sự gần biên giới nước Nga. Cụ thể, hơn 50 đơn vị thiết bị quân sự Mỹ, bao gồm xe tăng chiến đấu và xe chiến đấu cùng bộ binh đã được chuyển đến các nước quanh biên giới Nga. Ngoài quân đội Mỹ đang đến Ba Lan, các thành viên NATO như Đức, Ca-na-đa và Anh cũng đang góp phần tăng cường lực lượng quân sự ở Đông Âu và điều các tiểu đoàn chiến đấu đến Ét-xtô-ni-a (Estonia), Lát-vi-a (Latvia) và Lít-thu-a-ni-a (Lithuania)... Ngày 8-2, Tư lệnh Lực lượng Bộ binh NATO, Trung tướng Đ.A.Uy-li-am (Darryl A.Williams) đã tới thăm Ét-xtô-ni-a, thảo luận với giới chức quốc phòng nước này tiến trình triển khai Kế hoạch tăng cường lực lượng NATO tại các quốc gia Ban-tích (Baltic) và Ba Lan. Có thể thấy rõ, tình hình U-crai-na đang “nóng” lên từng ngày khi các bên liên quan có những toan tính mới.

 

                                                                 Theo QĐND

Các tin khác


WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục