Theo Roi-tơ, trên toàn thế giới và ngay cả ở nước Mỹ tiếp tục dấy lên làn sóng phản đối và chỉ trích mạnh mẽ sắc lệnh chống người nhập cư của tân Tổng thống Mỹ Đ.Trăm. Theo sắc lệnh này, thời gian xét thị thực đối với người tị nạn được nâng lên bốn tháng và tạm thời ngừng cấp thị thực nhập cảnh Mỹ đối với công dân bảy quốc gia có người Hồi giáo chiếm đa số, gồm Xy-ri, I-rắc, I-ran, Xô-ma-li-a, Li-bi, Xu-đăng và Y-ê-men trong 90 ngày, với lý do đối phó nguy cơ tiến công khủng bố.

 

Biểu tình tại thủ đô Ốt-ta-oa, Ca-na-đa, phản đối chính sách chống người nhập cư của Tổng thống Mỹ Đ.Trăm.

* Ngày 30-1, quyền Bộ trưởng Tư pháp Mỹ X.Y-ết đã ra lệnh cho các đại diện pháp lý của bộ này không ủng hộ sắc lệnh của Tổng thống Trăm cấm nhập cảnh đối với công dân của bảy nước có người Hồi giáo chiếm đa số. Trong một thông báo, bà Y-ết, người sắp mãn nhiệm cho biết, bà nghi ngờ tính hợp pháp và đạo đức của sắc lệnh nêu trên, nhấn mạnh: "Tôi cho rằng sắc lệnh này là vô trách nhiệm và không hợp pháp".

* Những quan ngại về các chính sách của tân Tổng thống Trăm khiến "sắc đỏ" tràn ngập thị trường Phố Uôn ở Niu Oóc, Mỹ. Sắc đỏ đã bao phủ thị trường chứng khoán Niu Oóc trong ngày đầu tuần 30-1 với việc chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm hơn 100 điểm và đây là ngày tồi tệ nhất đối với Phố Uôn kể từ sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi tháng 11-2016. Gần như tất cả các cổ phiếu trong chỉ số S&P 500 cũng đều mất điểm. Các nhà lãnh đạo một số tập đoàn công nghệ chỉ trích gay gắt chính sách chống người nhập cư, đồng thời bày tỏ quan ngại rằng quyết định của Tổng thống Trăm sẽ ảnh hưởng xấu tới nhân viên của họ.

* Người phát ngôn Nhà trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Đ.Trăm đã sa thải quyền Bộ trưởng Tư pháp Mỹ X.Y-ết sau khi bà ra lệnh cho các đại diện pháp lý của bộ này không thực thi sắc lệnh cấm nhập cảnh vào Mỹ mà ông Trăm đã ký.

* Ngày 30-1, Thủ tướng Đức A.Méc-ken đã chỉ trích Oa-sinh-tơn không công bằng khi nhắm đến những người Hồi giáo thông qua việc ra sắc lệnh kể trên. Phát biểu ý kiến trước báo giới, bà Méc-ken nói: Cuộc chiến thiết yếu và cương quyết chống chủ nghĩa khủng bố không thể biện minh cho việc ra sắc lệnh chống người nhập cư. Theo bà Méc-ken, hành động của Mỹ đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản về hỗ trợ người tị nạn và hợp tác quốc tế.

* Cùng ngày, hàng chục nghìn người ở hơn 30 thành phố trên khắp nước Anh đã xuống đường biểu tình phản đối sắc lệnh chống người nhập cư của Tổng thống Mỹ Trăm. Tại thủ đô Luân Đôn, ít nhất 25 nghìn người đã tham gia biểu tình. Những người biểu tình cho rằng hành động của tân Tổng thống Trăm sẽ "làm tan nát xã hội Mỹ" và kêu gọi những người yêu chuộng hòa bình phản đối mạnh mẽ chính sách phân biệt chủng tộc và bài ngoại này.

* Tại Anh, một bản kiến nghị đòi Chính phủ hủy chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Mỹ Trăm đến Anh đã thu được hơn một triệu chữ ký vào ngày 30-1. Theo luật pháp Anh, những kiến nghị thu thập được hơn 100 nghìn chữ ký sẽ được các nghị sĩ xem xét.

* Ngày 30-1, trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội I-rắc, đa số nghị sĩ đã ủng hộ việc kêu gọi Chính phủ ban hành lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân Mỹ nhằm đáp trả việc công dân I-rắc bị cấm nhập cảnh Mỹ. Bộ Ngoại giao I-rắc ra tuyên bố cho biết nước này đã đề nghị chính quyền mới ở Mỹ "xem xét lại quyết định sai trái" nêu trên.

* Phản ứng về sắc lệnh nêu trên của Tổng thống Mỹ, một người phát ngôn của Liên hiệp châu Âu (EU) cho biết, EU sẽ bảo đảm rằng công dân của "lục địa già" không bị ảnh hưởng bởi bất kể sự phân biệt đối xử nào liên quan lệnh cấm nhập cảnh của ông Trăm.

* Bộ trưởng Ngoại giao In-đô-nê-xi-a R.Ma-xu-đi tuyên bố, In-đô-nê-xi-a lấy làm tiếc về các sắc lệnh nhập cư mới của Mỹ. In-đô-nê-xi-a, quốc gia có số người theo đạo Hồi đông nhất thế giới, không nằm trong danh sách bảy nước bị hạn chế.

* Ngày 31-1, Thủ tướng Ô-xtrây-li-a M.Tơn-bun cho biết, các công dân Ô-xtrây-li-a mang hai hộ chiếu sẽ có thể nhập cảnh Mỹ bất chấp sắc lệnh hành chính của Tổng thống Trăm cấm công dân của bảy quốc gia có người Hồi giáo chiếm đa số nhập cảnh Mỹ. Thủ tướng Tơn-bun nêu rõ, các công dân Ô-xtrây-li-a mang quốc tịch thứ hai (từ bảy nước bị cấm) sẽ được phép đi đến và rời khỏi Mỹ "theo cách thông thường".

* Ngày 30-1, Bộ Quốc phòng Mỹ cam kết sẽ vận động hành lang để những người I-rắc ủng hộ quân đội Mỹ được nhập cảnh Mỹ. Hiện Lầu năm góc đang lên danh sách những công dân I-rắc đã hợp tác với quân đội Mỹ, trong đó bao gồm các binh sĩ và phiên dịch, "vốn thường hỗ trợ quân đội Mỹ bất chấp sự nguy hiểm tính mạng của họ”.

 

                                                      TheoNhandan

Các tin khác


WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục