Theo phóng viên TTXVN tại New York, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ngày 29/3 đã cảnh báo nguy cơ trở lại những căng thẳng kiểu Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Nga sau khi một số nước phương Tây đồng loạt trục xuất các nhà ngoại giao Nga.

Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres. (Nguồn: THX/TTXVN)

Phát biểu trước các phóng viên tại trụ sở của Liên hợp quốcở New York, ông Guterres nói: "Tôi cho rằng chúng ta đang ở trong tình huống tương tự, ở chừng mực lớn hơn, như thời Chiến tranh Lạnh mà chúng ta đã từng trải qua."

Tổng Thư ký bày tỏ "quan ngại sâu sắc" trước tình trạng thiếu những cơ chế để tháo ngòi nổ căng thẳng, như là những kênh đặc biệt để chia sẻ thông tin giữa Washington và Moskva, vốn đã được giải tán sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Theo ông, giờ là lúc cần phải có dự phòng dạng kênh liên lạc hiệu quả, có khả năng ngăn ngừa leo thang căng thẳng.

Ngày 26/3, Mỹ, Canada cùng nhiều nước trong và ngoài Liên minh châu Âu (EU) đã tuyên bố áp đặt các biện pháp ngoại giao đối với Nga vì vụ cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal bị đầu độc tại Anh. Theo đó, Mỹ tuyên bố đóng cửa Lãnh sự quán Nga tại Seattle, trục xuất 60 nhân viên ngoại giao Nga làm việc tại Lãnh sự quán Nga tại Seattle và phái bộ tại Liên hợp quốc.

Đáp lại, ngày 29/3, Nga cũng tuyên bố trục xuất 60 nhà ngoại giao Mỹ và đóng cửa Tổng lãnh sự quán Mỹ tại St Peterburg.

Hôm 4/3, điệp viên Sergei Skripal và con gái Yulia được tìm thấy bất tỉnh trên một chiếc ghế tại một trung tâm thương mại ở thành phố Salisbury, Anh.

London cho rằng hai cha con ông Skripal bị tác động của một chất gây tê liệt thần kinh. Sau đó London khẳng định chất độc này được phát triển tại Nga và cáo buộc Moskva liên quan đến vụ việc.

Phía Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc này và khẳng định chương trình phát triển loại chất độc này không tồn tại ở Liên Xô cũ cũng như ở Nga.

Mặc dù không đưa ra được bằng chứng nào, London đã trục xuất 23 nhà ngoại giao Anh. Đáp lại, phía Nga cũng đã trục xuất 23 nhà ngoại giao Anh./.

TheoVietNamPlus

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục