Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký duyệt Luật Chi tiêu quốc phòng (NDAA) tài khóa 2019. Đây là dự luật được Thượng nghị sĩ John S. McCain đệ trình và sẽ cung cấp mức chi tiêu quốc phòng 716 tỷ USD trong tài khóa 2019.


Tổng thống Mỹ Donald Trump ký duyệt luật NDAA tài khóa 2019

 Thương vụ đầu tư quan trọng

Phát biểu tại buổi lễ ký duyệt, diễn ra ở căn cứ Fort Drum (New York), Tổng thống Donald Trump đánh giá, NDAA là "thương vụ đầu tư quan trọng nhất” đối với quân đội Mỹ trong lịch sử hiện đại. Cũng trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Donald Trump đã đề cập tới việc thành lập Lực lượng vũ trụ nhằm giành ưu thế trước các đối thủ. 

NDAA sẽ tăng quyền hạn của Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS), nơi xem xét các khoản đầu tư nước ngoài được đề xuất và đánh giá các khoản đầu tư đó có đặt ra các lo ngại về an ninh quốc gia hay không. Luật mới cũng quy định sự kiểm soát của quốc hội đối với các hợp đồng mà Chính phủ Mỹ ký với các tập đoàn công nghệ ZTE và Huawei của Trung Quốc.  Theo Reuters, giới lập pháp Mỹ muốn sử dụng luật quốc phòng mới này để tái áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn với ZTE vì đã vận chuyển trái pháp sản phẩm tới Iran và Triều Tiên. Lãnh đạo các cơ quan tình báo Mỹ còn bày tỏ lo ngại ZTE và Huawei cùng một số công ty Trung Quốc khác có thể làm tăng nguy cơ về các hoạt động do thám. Tuy nhiên, NDAA cuối cùng được Quốc hội thông qua lại "nhẹ đô” hơn so với các bản dự luật đề xuất trước đó. Tổng thống Donald Trump cũng dỡ bỏ lệnh cấm trước đây đối với các công ty Mỹ bán linh kiện và phần mềm cho ZTE, cho phép công ty viễn thông lớn thứ 2 của Trung Quốc khôi phục hoạt động kinh doanh. Động thái này đặt ông Donald Trump vào thế bất hòa với cả nghị sĩ Cộng hòa và Dân chủ. Phản ứng về luật quốc phòng mới của Mỹ, Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng, Mỹ nên đối xử khách quan và công bằng với các nhà đầu tư Trung Quốc, tránh biến CFIUS thành trở ngại trong việc hợp tác đầu tư giữa các công ty 2 nước.

NDAA cũng cho phép chi tiêu 7,6 tỷ USD vào 77 máy bay chiến đấu tấn công hỗn hợp F-35 do Lockheed Martin sản xuất, đồng thời cấm chuyển giao máy bay chiến đấu tiên tiến cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu Ankara mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Một nội dung khác trong NDAA là các biện pháp hạn chế khả năng giảm lực lượng binh sĩ Mỹ đang đồn trú tại Hàn Quốc. 

Mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa 

Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đề nghị Bộ Quốc phòng nghiên cứu nhiều lựa chọn hơn nữa nhằm đánh bại tên lửa được bắn từ Triều Tiên đến Mỹ. Yêu cầu trên được nêu rõ trong NDAA, với gần 10 tỷ USD dành riêng cho Cơ quan Phòng thủ tên lửa (MDA) để trang trải chi phí cho việc mở rộng các hệ thống tên lửa, nhấn mạnh đến khả năng ngăn chặn bất cứ vụ tấn công nào từ Iran hay Triều Tiên. 

Trong khi đó, phát biểu tại hội nghị chuyên đề về không gian và tên lửa, diễn ra tại Huntsville, bang Alabama, người phụ trách kỹ thuật của MDA, Keith Englander cho biết, quân đội Mỹ đã nghiên cứu khả năng lắp đặt thêm một tầng phòng thủ vào hệ thống đánh chặn tên lửa hiện hành của Mỹ. Giám đốc MDA, Trung tướng Samuel Greaves, gợi ý kết hợp Hệ thống Tác chiến Aegis vào Hệ thống Phòng thủ ICBM của Mỹ hiện nay. Aegis vốn chủ yếu đặt trên chiến hạm, có thể phù hợp với Hệ thống Lá chắn tên lửa tiêu chuẩn 3 Block IIA (SM-3 IIA).

Aegis hiện được triển khai trên 36 tàu chiến của Hải quân Mỹ, cũng như tại bãi phóng tên lửa Thái Bình Dương ở Hawaii. Nếu được giao nhiệm vụ mới, các tàu chiến có thể tuần tra Thái Bình Dương và tăng cường mạng lưới phòng thủ tên lửa tầm trung mặt đất, đặt tại Alaska và California, nhằm bảo vệ Mỹ khỏi các vụ tấn công bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Đây là một trong những dự án mà Lầu Năm Góc đang nghiên cứu nhằm đánh chặn tên lửa bắn tới nước Mỹ. Dự án này bao gồm cả việc đánh chặn tên lửa bị rơi sau khi phóng, chặn tên lửa đang bay trong không gian sau khi vượt qua tầng khí quyển Trái đất, và bắn hạ cả tên lửa đã trở lại khí quyển chuẩn bị tấn công mục tiêu. Hệ thống phòng thủ tên lửa mới sẽ cần được thử nghiệm trước khi chắc chắn rằng có thể đánh chặn một ICBM được bắn đi từ Bình Nhưỡng.

 

           Theo SGGP

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục