Hội đồng An ninh quốc gia Hàn Quốc đã tổ chức một cuộc họp khẩn để thảo luận về việc Triều Tiên thông báo rút khỏi Văn phòng liên lạc chung liên Triều đặt ở thành phố biên giới Kaesong.


Các quan chức Hàn Quốc và Triều Tiên tại buổi thảo luận về việc mở văn phòng liên lạc liên Triều tại thị trấn biên giới Kaesong thuộc Triều Tiên ngày 8/6/2018. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Vài giờ sau khi Triều Tiên thông báo rút khỏi Văn phòng liên lạc chung liên Triều đặt ở thành phố biên giới Kaesong, ngày 22/3, Hội đồng An ninh quốc gia Hàn Quốc (NSC) đã tổ chức một cuộc họp khẩn để thảo luận về động thái mới nhất của Bình Nhưỡng.

Theo thông báo của Nhà Xanh, cuộc họp của NSC do ông Chung Eui-yong, cố vấn an ninh hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, chủ trì. Các thành viên của NSC đã thảo luận về quyết định rút khỏi văn phòng liên lạc chung Kaesong của Triều Tiên và các biện pháp liên quan.

Trước đó cùng ngày, Triều Tiên đã thông báo quyết định trên cùng tuyên bố sẽ "không quan tâm" đến việc các quan chức Hàn Quốc còn ở lại đây. Bình Nhưỡng cũng cho biết sẽ thông báo thêm các hành động nữa trong tương lai. Seoul sau đó đã bày tỏ lấy làm tiếc trước quyết định này, đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng sớm quay lại để văn phòng này có thể tiếp tục hoạt động theo thỏa thuận của hai bên.

Giới chức Nhà Xanh cũng cho biết Hàn Quốc vẫn đang duy trì đối thoại với Triều Tiên thông qua các kênh "khác nhau."

Động thái mới nhất của Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh tiến trình hòa bình và phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên đang rơi vào bế tắc sau khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triềulần thứ 2 tại Hà Nội hồi tháng trước kết thúc mà không có tuyên bố chung do khoảng cách giữa hai bên liên quan các bước phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng và việc nới lỏng trừng phạt của Washington.

Kể từ sau đó, Mỹ kêu gọi thắt chặt trừng phạt Triều Tiên, yêu cầu Bình Nhưỡng có những bước đi rõ ràng hơn trong việc phi hạt nhân hóa.

Ngày 15/3 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui cho biết Triều Tiênđang cân nhắc đình chỉ đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ, đồng thời khẳng định Bình Nhưỡng không có ý định nhượng bộ những đòi hỏi của Washington "dưới bất kỳ hình thức nào."

Triều Tiên cũng đã triệu các Đại sứ tại Liên hợp quốc, Trung Quốc trở về nước, làm dấy lên suy đoán rằng Bình Nhưỡng có thể xem xét lại chiến lược của nước này về Mỹ./.

 

                 TheoVietnamplus

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục