Theo dữ liệu về các đám cháy do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố, Angola và Congo đang hứng chịu lần lượt ít nhất 6.902 và 3.395 đám cháy, trong khi con số này tại Brazil là 2.127.


Đáng chú ý, theo dữ liệu Bloomberg thu thập từ Weather Source, trong hai ngày cuối tuần vừa qua, số đám cháy bùng phát tại Angola gấp ba lần con số này tại Brazil.

Hình ảnh từ vệ tinh của NASA cho thấy, các đám cháy tại khu vực Trung Phi dường như đã đến mức báo động, một dải màu đỏ kéo dài từ Gabon tới Angola tương tự hình ảnh cháy rừng Amazon tại Brazil. Tuy nhiên, hiện chưa rõ mức độ của các đám cháy đối với khu vực rừng tại châu Phi. Bản đồ các vụ hỏa hoạn được NASA không cho thấy đó là những đám cháy đồng cỏ hay cháy rừng và đám cháy lan rộng đến mức độ nào.

NASA cho rằng, các đám cháy bắt nguồn từ việc người nông dân chặt cây và phát quang để có đất canh tác. Các nhà môi trường học cảnh báo, kỹ thuật trồng trọt này có thể dẫn đến nạn phá rừng, xói mòn đất và mất đa dạng sinh học. Tuy nhiên, đây là cách có chi phí rẻ nhất để phát quang, tận dụng được việc mầm bệnh bị tiêu diệt và tro từ các đám cháy cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng trong tương lai.


Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy khu vực châu Phi cận Sahara (phía bên phải) đang hứng chịu nhiều đám cháy hơn Amazon.

Đây là việc người nông dân Angola và Congo thường làm trước mùa mưa hằng năm. Điều này có thể phần nào giải thích lý do các đám cháy tại Trung Phi không thu hút được nhiều sự chú ý.

Tại Hội nghị cấp cao G7 vừa diễn ra tại Pháp, Tổng thống nước chủ nhà Emmanuel Macron đã nhắc đến các đám cháy bùng phát tại khu vực Trung Phi, đồng thời cho biết các quốc gia đang cân nhắc một sáng kiến tương tự sáng kiến đã được đề xuất để dập các đám cháy tại Brazil.

Trong vài tuần gần đây, cộng đồng quốc tế ngày càng dành nhiều sự quan tâm hơn đến tình hình Amazon khi các đám cháy tại rừng nhiệt đới này có dấu hiệu lan rộng. Bởi, rừng Amazon có khả năng hấp thụ lượng lớn carbon trong một hệ sinh thái phức tạp và đây cũng là khu vực đất liền đa dạng sinh học nhất trên Trái đất. Do đó, việc bảo vệ rừng Amazon là rất cần thiết nếu con người muốn hạn chế tác động của sự nóng lên toàn cầu.


Theo Nhandan

Các tin khác


ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Nổ súng vào đám đông dự tiệc ở Mỹ, ít nhất 2 người thiệt mạng

Ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương trong vụ nổ súng tại một bữa tiệc đường phố ở thành phố Memphis, bang Tennessee của Mỹ.

Ít nhất 58 người đi dự đám tang thiệt mạng trong vụ lật thuyền ở CH Trung Phi

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 20/4, giới chức địa phương cho biết ít nhất 58 người đi dự đám tang đã thiệt mạng sau khi chiếc thuyền chở quá tải của họ bị lật úp ở thủ đô Bangui của Cộng hòa Trung Phi trước đó một hôm.

Panama hồi hương nhiều cổ vật thời kỳ tiền Colombo

Phóng viên TTXVN tại châu Mỹ dẫn thông báo ngày 19/4 của Bộ Văn hóa Panama (Micultura) cho biết cơ quan này đã thu hồi thành công 36 cổ vật có từ thời kỳ tiền Colombo từ các nhà sưu tập cá nhân tại Italia và Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục