Thủ tướng Benjamin Netanyahu bị truy tố các tội nhận hối lộ, gian lận và lạm dụng tín nhiệm trong ba vụ điều tra tham nhũng riêng rẽ, Bộ trưởng Tư pháp Israel tối 21/11 tuyên bố.

Theo kênh truyền hình Mỹ CNN, tuyên bố của ông Avichai Mandelblit đã đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử Israel, một thủ tướng đương nhiệm phải đối mặt với việc bị truy tố các tội danh trên trong các cuộc điều tra phạm tội.


Thủ tướng Benjamin Netanyahu

Trong các phiên điều trần cuối cùng diễn ra hồi tháng trước, nhóm pháp lý cấp cao của ông Netanyahu đã cố gắng thuyết phục các công tố viên khép lại các vụ việc này, bao gồm cáo buộc nghiêm trọng về tội hối lộ.

Nội dung các phiên điều trần tập trung vào vụ nhận hối lộ, được cảnh sát đặt tên là "vụ 4000”, cũng như "vụ 1000" và "vụ 2000”.

Trong "vụ 4000”, ông Netanyahu bị tình nghi nhận các khoản hối lộ từ một cựu cổ đông nắm quyền kiểm soát Bezeq, công ty viễn thông lớn nhất của Israel, để làm lợi cho công ty này.

Ở "vụ 1000”, ông Netanyahu và gia đình bị cáo buộc nhận các đồ xa xỉ như nữ trang, rượu, xì-gà đắt tiền với tổng giá trị 1 triệu shekel (285.000USD) từ nhiều nhân vật giàu có để đổi lấy các ưu đãi cá nhân hoặc tài chính từ 2007-2016.

Trong "vụ 2000”, ông Netanyahu bị nghi "bắt tay” với chủ bút tờ báo bán chạy nhất Israel Yediot Aharonot để đăng tải nhiều thông tin có lợi cho ông.

Thủ tướng Netanyahu đã yêu cầu các phiên điều trần phải được truyền hình trực tiếp vì ông không có gì để che giấu. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tư pháp Mandelblit đã bác bỏ yêu cầu này.

"Đây là một ngày đáng buồn đối với Israel và cá nhân tôi”, ông Mandelblit phát biểu tối 21/11. Trong khi đó, phát biểu tại Jerusalem, ông Netanyahu đã mô tả các cáo buộc này là một nỗ lực nhằm chống lại thủ tướng.

Theo giới phân tích, ông Netanyahu sẽ đối mặt với sức ép chính trị rất lớn sau khi bị truy tố, dù ông không có nghĩa vụ pháp lý phải từ chức. Ông có thể yêu cầu quốc hội hoặc Knesset, nhánh lập pháp của chính phủ, cấp quyền miễn tố.

Theo Vietnamnet.vn

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục