Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, bão Ciara đổ bộ vào Tây Âu từ ngày 9-10/2, với sức gió mạnh nhất lên tới gần 200 km/h, đã gây ra nhiều thiệt hại về vật chất, xáo trộn về sinh hoạt do mất điện, ngập lụt và đình trệ giao thông, đặc biệt là đường không và đường sắt.



Cảnh ngập lụt sau mưa lớn do ảnh hưởng của bão Ciara tại khu vực Hebden Bridge, miền bắc nước Anh, ngày 9/2/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN
Các nước bị ảnh hưởng nặng nhất là Anh, Pháp, Na Uy, Đức, Ireland, Bỉ, Hà Lan… Nhiều nước Đông Âu hiện cũng đang bị ảnh hưởng sau khi cơn bão chuyển hướng sang phía Đông.

Trước diễn biến thời tiết phức tạp, nhiều chuyến bay đã bị hoãn giữa Pháp và Đức, 60 chuyến bay đi và đến sân bay Brussels cũng bị hoãn. Bên cạnh đó, giao thông đường sắt tạm thời đình trệ tại miền Tây nước Đức. Trên biển, các tàu vận tải tại eo biển Manche giữa cảng Calais của Pháp và cảng Douvres của Anh đã bị tạm ngừng từ trưa 9/2 và chỉ nối lại hoạt động khi có lệnh mới.

Các đợt gió mạnh lên tới gần 200 km/h đã làm nhiều cây bị đổ và cáp điện bị đứt, khiến nhiều hộ gia đình bị mất điện. Tại Bỉ, đỉnh điểm trong ngày 9/2 có tới 31.000 hộ dân bị mất điện và tới ngày 10/2 vẫn còn 1.200 hộ không có điện. Con số này ở Pháp là 130.000, ở Anh là 62.000, Ireland là 10.000…
Tại Brussels, nhiều cây cối ngã đổ khiến nhiều nhà bị hư hỏng nặng nhưng không có thiệt hại về người. Gió mạnh cũng khiến toàn bộ các trụ điện gió tại Bỉ đều bị ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn.


                                TheoBaotintuc

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục