Chính phủ Pháp đã quyết định duy trì thời hạn dỡ bỏ lệnh phong tỏa trên toàn quốc vào ngày 11-5, khi đó người dân có thể di chuyển tới các vùng khác nhau trên đất Pháp. Tuy nhiên, giai đoạn tới sẽ là "đợt thử thách thứ hai" đối với nước Pháp với hai mục tiêu quan trọng nhất là khống chế hẳn bệnh dịch và khôi phục hoạt động trên nhiều lĩnh vực.


Người dân ở Pháp buộc phải thay đổi thói quen trong thời có dịch, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường. Ảnh: Le Parisien

Cũng như ở các nước châu Âu khác, Chính phủ Pháp đang cân nhắc thận trọng các giải pháp cho giai đoạn hồi phục sau hai tháng phong tỏa toàn bộ đất nước, tham vấn chính quyền địa phương để xem xét lộ trình phù hợp với từng khu vực cũng như từng lĩnh vực kinh tế - xã hội. Bài toán khó khăn nhất hiện nay đối với Pháp là không để xảy ra đợt bùng phát dịch thứ hai, cùng lúc vực dậy hoạt động kinh tế để hạn chế thiệt hại sau hai tháng đình trệ nghiêm trọng

Thông báo của Phủ Tổng thống Pháp đã nêu rõ, học sinh từ cấp 1 trở xuống sẽ trở lại trường từ ngày 11-5 tùy theo tình hình thực tế của mỗi địa phương và trên cơ sở tự nguyện của phụ huynh. Sau đó một tuần là tới lượt học sinh từ cấp 2 trở lên và toàn bộ trường học hoạt động trở lại từ ngày 25-5. Việc sắp xếp như vậy để bảo đảm nhân lực khôi phục hoạt động trên các lĩnh vực khác, tức là phụ huynh chỉ có thể đi làm nếu con đến trường.

Vấn đề được dư luận Pháp quan tâm nhất hiện nay là biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm sau khi dỡ bỏ lệnh phong tỏa, nhất là ở trường học vì chưa có quy định bắt buộc đeo khẩu trang và không thể xác định học sinh hay giáo viên có bị mắc bệnh hay không. Cuối tuần qua, Hội đồng Khoa học cố vấn cho Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 đã đưa ra các khuyến nghị về việc dỡ bỏ "dần dần và có kiểm soát" lệnh phong tỏa. Các nhà khoa học cho rằng cần tiếp tục đóng cửa nhà trẻ và trường học cho đến tháng 9. Đề nghị này được nhiều phụ huynh ủng hộ vì có nhiều vấn đề rất phức tạp để tổ chức dạy và học "an toàn" như việc bảo đảm các biện pháp rào cản ở trường, kể cả tâm lý e ngại bị nhiễm sau mỗi ngày.

Việc di chuyển của người dân từ vùng này sang vùng khác hay di chuyển bằng phương tiện công cộng ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất kể từ ngày 11-5 cũng là vấn đề đang được Chính phủ Pháp cân nhắc để đưa ra biện pháp phòng ngừa phù hợp. Nhiều người Pháp đang ủng hộ hai giải pháp gồm bắt buộc đeo khẩu trang và ứng dụng điện thoại để cảnh báo nguy cơ tiếp xúc người mắc Covid-19.

Sau 42 ngày phong tỏa, số người mắc Covid-19 ở Pháp vẫn ở mức cao, từ một đến hai nghìn trường hợp, cho thấy sự lây lan chưa giảm hẳn. Biện pháp chống dịch hiện nay ở Pháp vẫn tập trung vào xét nghiệm những người có biểu hiện rõ rệt và chưa thể phong tỏa hay cách ly triệt để những trường hợp mắc bệnh và những người đã tiếp xúc. Do vậy, việc mở cửa lại trường học và các doanh nghiệp, trừ nhà hàng cùng quán ca-phê, vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan.

Đình trệ kinh tế kéo dài khiến hệ thống an sinh xã hội của Pháp đang rơi vào tình trạng nguy hiểm. Mức thâm hụt của quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020 đã vượt quá 40 tỷ euro, mức cao chưa từng có và nghiêm trọng hơn rất nhiều so với 28 tỷ euro trong đợt khủng hoảng năm 2020. Nguyên nhân là do tình trạng thất nghiệp tạm thời, hiện đã lên đến hơn 10 triệu người. Đây mới chỉ là thống kê trong những tháng có dịch và khả năng còn cao hơn nhiều trong những tháng tới khi hoạt động trên các lĩnh vực chưa thể sớm trở lại guồng quay như trước.

Theo kế hoạch, chiều 27-4, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe sẽ đưa ra "chiến lược quốc gia về dỡ bỏ phong tỏa, khôi phục hoạt động" để Quốc hội xem xét và biểu quyết. Các ưu tiên của Chính phủ cho giai đoạn tới sẽ là việc mở cửa lại trường học, khôi phục hoạt động cho các doanh nghiệp, bảo đảm các biện pháp chống dịch cho giao thông công cộng, lộ trình xét nghiệm sàng lọc người mắc bệnh... Còn người dân chờ đáp án từ Chính phủ đối với ba câu hỏi lớn: có bắt buộc phải đeo khẩu trang khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng hay không? Học sinh đi học trở lại trên cơ sở tự nguyện hay phải tuân thủ quy định chung? Hàng quán được mở lại cùng lúc hay tùy vùng dịch nặng hoặc nhẹ?

Hệ thống y tế của Pháp, nhất là các bệnh viện, hiện chưa vượt qua giai đoạn "nguy hiểm" vì số người đang được điều trị vẫn còn ở mức rất cao, gần 33 nghìn trường hợp trong đó có hơn 4.600 ca nặng, tính tới ngày 26-4. Nước Pháp sẽ khởi đầu một giai đoạn mới kể từ ngày 11-5, không chỉ sống cùng dịch bệnh mà còn phải dồn sức để dập tắt sự lây lan của virus corona và khôi phục mạnh mẽ hoạt động trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế.

Chính phủ Pháp đã thể hiện rõ quyết tâm đưa đất nước vượt qua giai đoạn đầy thách thức hiện nay. Dịch bệnh còn diễn biến rất phức tạp không chỉ ở Pháp, châu Âu và nhiều nơi khác trên thế giới. Vì vậy, Chính phủ cũng như người dân Pháp cần có đủ phương tiện và biện pháp hữu hiệu để bảo đảm sự an toàn, tránh nguy cơ phải đối mặt với đợt bùng phát dịch thứ hai và nối lại lệnh phong tỏa.

TheoNhanDan

Các tin khác


Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục