Số ca lây nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) tại Đông Nam Á bất ngờ tăng nhanh trong những tuần gần đây đã dấy lên nhiều lo ngại rằng khu vực này có thể trở thành một điểm nóng mới trong đại dịch COVID-19.

Chú thích ảnh
Lao động nước ngoài được kiểm tra y tế tại Singapore ngày 8/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Đến hết ngày 21/4, khu vực Đông Nam Á đã ghi nhận trên 30.000 ca mắc COVID-19, trong đó Indonesia, Philippines, Malaysia và Singapore chiếm gần 90% tổng số bệnh nhân. 

Mặc dù tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại khu vực này vẫn còn kém xa so với hàng trăm nghìn ca lây nhiễm ở Mỹ và một số nước châu Âu, nhưng một số nghiên cứu cho thấy, có thể còn hàng chục hàng ngàn người nhiễm virus vẫn chưa được phát hiện do tỷ lệ xét nghiệm thấp tại những nước như Indonesia và Philippines. Trong khi đó Singapore, quốc gia từng được ghi nhận là một "điển hình” phòng chống dịch COVID-19 trong khu vực, lúc này đang chứng kiến làn sóng lây nhiễm tăng đột biến trong 2 tuần qua, với nhiều chùm lây nhiễm mới trong các khu ký túc công nhân nhập cư.

Phát biểu với kênh CNBC (Mỹ), Chủ tịch Viện nghiên cứu quốc tế Singapore Simon Tay cho biết: "Thực tế là số trường hợp mắc bệnh đang gia tăng với tốc độ nhanh tại Đông Nam Á”. Chuyên gia Tay cho rằng, chính phủ các nước trong khu vực phải hành động nhanh chóng để ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh. "Chúng ta cần phải hành động. Số lượng xét nghiệm của Philippines và Indonesia hiện giờ vẫn quá thấp”.

Chú thích ảnh
Một người lao động Indonesia ngồi bên lề đường khi đang tìm cách trở về quê. Ảnh: Straits Times

Năng lực xét nghiệm không đồng đều

Năng lực xét nghiệm virus SARS-CoV-2 không đồng đều giữa các quốc gia Đông Nam Á. Singapore nằm trong top đầu thế giới với 16.203 xét nghiệm trên 1 triệu người, trong khi Myanmar gần chạm đáy với chỉ 85 xét nghiệm trên 1 triệu dân - theo dữ liệu của trang thống kê dữ liệu toàn cầu Worldometers.

Tuy nhiên các chuyên gia đều chỉ ra rằng, Indonesia và Philippines mới là những nước đáng lo ngại vì dân số đông với mật độ lớn. Indonesia, quốc gia đông dân thứ 4 thế giới với hơn 270 triệu người, mới thực hiện được tổng cộng 42.000 xét nghiệm. Theo Worldometers, tỷ lệ này tương đương với 154 xét nghiệm trên 1 triệu người, thuộc diện thấp nhất thế giới.

Hãng tin Reuters cho hay, nhà chức trách Indonesia đã đặt mục tiêu tiến hành 10.000 xét nghiệm mỗi ngày, đồng thời dự đoán số ca mắc có thể lên tới 95.000 người khi chiến dịch xét nghiệm được tăng cường.

Tại Philippines, Tổng thống Rodrigo Duterte tuần trước đã phê chuẩn kế hoạch mua thêm 900.000 bộ kit xét nghiệm, cùng với 100.000 bộ kit đã sẵn sàng đưa vào sử dụng. Chính phủ Philippines đã thực thi biện pháp phong tỏa chặt chẽ, song cho biết, mô hình dịch bệnh của nước này chi ra rằng có thể có tới 75% số ca lây nhiễm, tương đương khoảng 15.000 ca - vẫn chưa được phát hiện.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại tỉnh Tây Java, Indonesia ngày 4/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Tiềm ẩn nguy cơ cao tại Indonesia

Tới đầu tháng 3/2020, Indonesia – nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á – mới thông báo ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên. Diễn biến này khiến nhiều nhà quan sát ngạc nhiên bởi Indonesia có mối liên kết rộng rãi về hàng không với Trung Quốc và thành phố Vũ Hán – nơi khởi phát dịch bệnh. Dường như Tổng thống Widodo Jokowi đã ưu tiên bảo vệ nền kinh tế.

Trái lại, các nước láng giềng như Singapore và Malaysia bắt đầu xác định các ca mắc bệnh đầu tiên từ tháng 1, trong đó nhiều người đã xuất hiện triệu chứng sau khi trở về từ Indonesia.

Ngoài việc chậm trễ trong tiến hành xét nghiệm, chính phủ của Tổng thống Joko Widodo cũng bị chỉ trích vì không thực hiện biện pháp phong tỏa trên toàn quốc và không cấm hoạt động đi lại trong nước. Ông Widodo chỉ cho phép chính quyền Thủ đô Jakarta và một số khu vực khác tự thực hiện biện pháp phong tỏa.

Chú thích ảnh
Người dân nghèo nhận nhu yếu phẩm hỗ trợ tại Jakarta, Indonesia ngày 9/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Hàng triệu người Indonesia đã đi lại trên khắp đất nước để trở về quê vào cuối tháng lễ ăn chay Ramadan, tham gia những bữa tiệc lớn và lễ kỷ niệm cùng với người thân hay bạn bè. Điều đó có thể dẫn đến nguy cơ bùng phát tới 1 triệu ca COVID-19 tại Java – hòn đảo đông dân nhất của Indonesia. Ước tính này dựa trên một mô hình mới được công bố của Đại học Indonesia.

Tuần trước, Reuters dẫn lời lãnh đạo lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Indonesia, Doni Monardo cho biết, chỉ những người thất nghiệp mới được phép đi lại và họ sẽ phải trải qua 14 ngày cách ly. Lý do ngoại lệ cho nhóm đối tượng này là bởi họ có thể có cuộc sống tốt hơn ở bên ngoài các đô thị.

Làn sóng lây nhiễm tại Singapore tăng đột biến 

Tại Singapore, số các trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 mới đã nhiều lần phá vỡ kỷ lục trong tuần qua, bất chấp các biện pháp kiểm dịch và sàng lọc chặt chẽ của chính phủ. Điều này đã phơi bày những thách thức mà Singapore đang phải đối mặt trong việc ngăn chặn dịch bệnh.

Singapore là một trong những quốc gia đầu tiên bên ngoài Trung Quốc thông báo về các trường hợp mắc COVID-19 và đã từng hạn chế số lượng ca mắc ở mức tương đối thấp, cho phép các trường học và doanh nghiệp duy trì mở cửa cho đến đầu tháng 4. Hầu hết các ca mắc mới được phát hiện thời gian gần đây ở Singapore liên quan đến lao động nhập cư, với nhiều người đến từ Nam Á, làm việc trong lĩnh vực xây dựng.

Chú thích ảnh
Đa số các ca mắc COVID-19 tại Singapore sống trong những khu nhà ở dành cho công nhân nước ngoài. Ảnh: Straits Times 
Chú thích ảnh
Người lao động đeo khẩu trang phòng ngừa dịch COVID-19 tại Singapore ngày 15/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Leong Hoe Nam, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena ở Singapore cho biết: "Có chút xấu hổ khi làn sóng gia tăng các ca lây nhiễm trong lao động nhập cư nước ngoài lại xảy ra khi chính phủ đã kiểm soát thành công số ca COVID-19 'nhập ngoại' và sự lây lan trong cộng đồng". 

"Chúng tôi đã kiểm soát tốt các ca bệnh từ nước ngoài trở về Singapore. Trong cộng đồng địa phương, số ca mắc cũng kiểm soát được phần nào. Nhưng đối với lao động nước ngoài sống trong các ký túc xá công nhân, chúng tôi lại gặp một vấn đề lớn”, ông Leong Hoe Nam phát biểu với CNBC.


                               Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Nổ súng vào đám đông dự tiệc ở Mỹ, ít nhất 2 người thiệt mạng

Ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương trong vụ nổ súng tại một bữa tiệc đường phố ở thành phố Memphis, bang Tennessee của Mỹ.

Ít nhất 58 người đi dự đám tang thiệt mạng trong vụ lật thuyền ở CH Trung Phi

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 20/4, giới chức địa phương cho biết ít nhất 58 người đi dự đám tang đã thiệt mạng sau khi chiếc thuyền chở quá tải của họ bị lật úp ở thủ đô Bangui của Cộng hòa Trung Phi trước đó một hôm.

Panama hồi hương nhiều cổ vật thời kỳ tiền Colombo

Phóng viên TTXVN tại châu Mỹ dẫn thông báo ngày 19/4 của Bộ Văn hóa Panama (Micultura) cho biết cơ quan này đã thu hồi thành công 36 cổ vật có từ thời kỳ tiền Colombo từ các nhà sưu tập cá nhân tại Italia và Mỹ.

Động đất có độ lớn 5,6 làm rung chuyển tỉnh Tokat của Thổ Nhĩ Kỳ

AFAD cho biết chấn tiêu của trận động đất được xác định nằm ở thị trấn Sulusaray thuộc tỉnh Tokat, cách thủ đô Ankara khoảng 450 km về phía Đông. Trong khi đó, kênh truyền hình tư nhân NTV đưa tin rung chấn cũng lan đến các tỉnh lân cận của Tokat.

Động đất rung chuyển phía Tây Nhật Bản, ít nhất 8 người bị thương

Chính phủ Nhật Bản cho biết một trận động đất có độ lớn 6,6 đã làm rung chuyển một khu vực rộng lớn ở phía Tây của nước này vào tối 17/4, song không đưa ra cảnh báo về sóng thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục